Mặt bàn thí nghiệm là một trong những phần quan trọng nhất của môi trường phòng thí nghiệm. Với việc tiếp xúc nhiều với hoá chất, các loại chất lỏng hoặc làm việc liên tục trong nhiệt độ cao và sự mài mòn cũng sinh ra do việc di chuyển thiết bị trong phòng. Chi phí đầu tư cho bàn thí nghiệm là rất lớn và luôn mong muốn chúng có giá trị khấu hao cao. Do đó việc đánh giá thời gian thay thế mặt bàn thí nghiệm là vô cùng quan trọng.
Có hai lý do chính để thay thế mặt bàn thí nghiệm là do sự hao mòn ảnh hưởng đến hiệu quả của nó hoặc muốn cấu hình lại toàn bộ phòng thí nghiệm.
Mục lục
Hao mòn mặt bàn thí nghiệm
Để đánh giá việc thay thế mặt bàn thí nghiệm bởi sự hao mòn ta cần xem xét vật liệu của mặt bàn , công việc được thực hiện trong phòng thí nghiệm. Dưới đây là danh sách các vật liệu phổ biến để làm bàn thí nghiệm cùng thời điểm thay thế của chúng:
Nhựa Epoxy
Mặt bàn nhựa Epoxy bền bỉ, không xốp, nguyên khối có khả năng chịu hầu hết các loại hoá chất. Cùng với đó là tối ưu cho khả năng chịu nhiệt, chống cháy và chống ẩm. Tuy mặt bàn epoxy có độ bền cực cao hiếm khi hư hỏng, nhưng đôi khí vẫn sẽ có sự cố xảy ra dẫn đến hư hỏng.
- Gãy hỏng: Hiện tượng này xảy ra do các hoá chất mạnh gây ra, nitơ lỏng và đá khô. Những vết nứt, hỏng này có thể sẽ trở thành nơi sinh sản của nấm cùng vi khuẩn. Điều này đặc biệt nghiêm trọng đối với các phòng thí nghiệm sử dụng chất lỏng, mẫu vật sinh học. Chúng ảnh hưởng đến tính toàn vẹn vật lý của các bề mặt.
- Trầy xước mạnh: Các vết xuóc sâu thường do kim loại cứng, chất mài mòn hoặc các vật nặng, sắc nhọn đâm vào sâu bề mặt. Lúc này bề mặt sẽ bị tổn thương và quyết định có thể được đưa ra.
- Phồng rộp bề mặt do hoá chất: Hoá chất sau khi khô trên về mặt thường làm sáng hoặc tẩy trắng bề mặt. Nhưng cũng có thể có trường hợp gây ra những vết nhám, phồng rộp, nứt gãy trên bề mặt. Những vết thương do hoá chất gây ra là không thể sửa chữa, có thể gây hư hỏng nghiêm trọng bề mặt làm việc. Trong trường hợp này thì việc thay thế mặt bàn là bắt buộc.
Làm cách nào để kéo dài tuổi thọ mặt bàn
Chăm sóc, bảo trì định kỳ là yếu tố hàng đầu để kéo dài tuổi thọ của mặt bàn. Việc làm sạch các vết tràn và hóa chất trên bề mặt nhanh chóng cần được thực hiện bằng axeton hoặc chất tẩy rửa gia dụng và vải mềm, sau đó phục hồi lớp hoàn thiện bằng cách thường xuyên bôi dầu hoàn thiện hoặc dầu Murphy. Tuyệt đối không sử dụng sáp, miếng mài mòn, bột hoặc chất lỏng (ví dụ như Soft Scrub) trên các bề mặt làm việc bằng nhựa epoxy. Cần kiểm tra các mối nối và bồn rửa hàng tuần hoặc hai tuần một lần để phát hiện các mối nối bị nứt hoặc rỗ và lấp đầy ngay bằng chất kết dính epoxy Smooth-On hai thành phần để tránh rò rỉ và di chuyển hóa chất hoặc chất lỏng có hại khác có thể làm hỏng khung đỡ.
Nhựa Phenolic
Mặt bàn bằng nhựa Phenolic bền và không có kẽ hở, điều này giúp nó không thấm bất kỳ một loại chất lỏng hay hoá chất nào đổ lên nó. Phenolic cũng có khả năng chống lại hầu hết các loại hoá chất, chống ẩm, chống nước ngăn chặn các vi sinh vật, vi khuẩn phát triển.
- Hu hỏng bởi lửa: Khi nhựa phenolic tiếp xúc với lửa hoặc nhiệt độ trên 400 trong một thời gian dài. Độ bền của bề mặt sẽ bị ảnh hưởng hoặc tệ hơn nữa là bị hỏng hoàn toàn.
- Trầy xước mạnh: Các vết xước do thời gian sử dựng gầy ra sẽ ảnh hưởng đến về mặt kín. Việc này làm hỏng khả năng chống thấm của bề mặt. Mặc dù trường hợp này hiếm khi xảy ra nhưng thay thế là điều bắt buộc khi nó xảy ra.
Làm cách nào để kéo dài tuổi thọ mặt bàn
Cần vệ sinh ngay lập tức khi hoà chất bị đổ. Sử dụng khăn mềm kết hợp với chất tẩy rửa nhẹ, cần chú ý khi vệ sinh các hoá chất có tính ăn mòn.
Không sử dụng các chất có tính ăn mòn mạnh, miệng cọ rửa bằng kim loại, hoặc chát tẩy rửa dạng bột để không làm hỏng bề mặt.
Thép
Mặt bàn bằng thép không gỉ có khả năng chống hoá chất, chống ẩm và vi khuẩn nấm mốc, cùng các loại vi trùng thông thường. Điểm đặc biệt của mặt bàn bằng thép là nó có khả năng chống cháy.
- Ăn mòm: Hiện tượng này xảy ra khi lớp thụ động trên bề mặt thép không gỉ bị mất đi. Nguyên nhân phổ biến của hiện tượng này là do các ion clorua có trong muối, thuốc tẩy. Thép có thể xảy ra hiện tượng nút gãy trong quá trình sử dụng do bị tác động mạnh hoặc hư tổn theo thời gian. Các vết nứt gây tổn hại cấu trúc bên dưới.
- Ăn mòn ứng suất: Đây là một dạng ăn mòn hiếm gặp bởi nó đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố. Tuy nhiên, khi xảy ra tất cả mọi thứ sẽ bị tổn hại.
Làm cách nào để kéo dài tuổi thọ mặt bàn
Cần đảm bảo lớp thụ động trên bề mặt thép không bị hỏng bằng việc không sử dụng các hoá có khả năng ăn mòn như nước biển, muối, các chất tẩy trắng.
Dùng nước ấm và chất tẩy rửa nhẹ hoặc giấm rồi lau bằng khăn mềm để làm sạch bề mặt inox. Nếu xảy ra sự cố với hoá chất cần làm sạch ngay theo quy định được đề ra.
Tấm Laminate ESD
Tấm Laminate ESD là vật liệu phổ biến trong ngành công nghiệp điện tử, các ứng dụng trong phòng sạch. Vật liệu này được tạo ra từ tấm laminate được phủ thêm một lớp cacbon để giúp phân tán tĩnh điện. Tấm Laminate ESD sẽ giúp hạn chế sự tĩnh điện và đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc.
- Xước bề mặt: Các vật nhọn, chất ăn mòn sẽ làm hỏng các vật liệu gây ảnh hưởng đến khả năng chống tĩnh điện. Nếu các lớp phủ mỏng này bị tổn hại sẽ làm biến mất lớp chống tĩnh điện.
- Tách lớp: Các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và va chạm trên các đường nối cạnh có thể gây ra hiện tượng tách lớp trong gỗ, khiến cho bề mặt bị tách khỏi cấu trúc bên dưới. Tuy có phương pháp sửa chữa nhưng việc này mang theo rủi ro là các tính chất chống lại hoá chất, chống tĩnh điện bị ảnh hưởng.
Làm cách nào để kéo dài tuổi thọ mặt bàn
Để tránh tổn hại bề mặt làm việc, không nên sử dụng các chất ăn mòn hay vật sắc nhọn, nhiệt độ cao hoặc lửa trực tiếp. Nên kiểm tra bề mặt làm việc thường xuyên để phát hiện hư hỏng và hao mòn.
Để làm sạch bề mặt ESD ta nên dùng khăn cotton trơn cùng chất tẩy rửa có amoniac. Với bề mặt gỗ kháng hoá chất nên sử dụng nước ẩm và xà phòng nhẹ.
Thiết kế lại
Theo sự phát triển của kinh tế xã hội, nhiều doanh nghiệp phát triển và phòng thí nghiệm hiện tại không còn đáp ứng được nhu cầu của họ do sự thay đổi về công nghệ. Trong trường hợp này thì cần phải thay đổi cấu hình hoặc thiết kế lại phòng thí nghiệm.
Khi thiết kế lại phòng thí nghiệm, cần đánh giá xem vật liệu bề mặt nào là phù hợp. Để giúp cho quá trình này của bạn dễ dàng hơn chúng tôi đề xuất bài viết: 5 loại vật liệu mặt bàn thí nghiệm tốt nhất.