banner-LFS

5 loại vật liệu hàng đầu cho mặt bàn thí nghiệm

Cập nhật: 10 Aug 2023
Mặt bàn thí nghiệm

Ban đang có nhiệm vụ thiết kế phòng thí nghiệm mới cho công ty, tuy nhiên chưa nắm được các xu hướng mới nhất trong thiết kế nội thất phòng thí nghiệm. Bạn nắm rõ được những yêu cầu của phòng thí nghiệm nhưng chưa biết chọn cho mình loại mặt bàn thí nghiệm nào. Vậy qua bài viết này Đông Dương LFS sẽ giúp bạn đưa ra được những lựa chọn phù hợp nhất.

Mặt bàn thí nghiệm

Hiện nay, phòng thí nghiệm đã và đang được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau gồm: Giáo dục, kiểm thử, nghiên cứu và phát triển công nghệ, thử nghiệm ….. Một trong những thách thức trong thời đại hiện nay đó chính là đổi mới liên tục. Vậy nên khi chọn mặt bàn thí nghiệm, cũng cần xem xét về nhu cầu sử dụng ở hiện tại và trong tương lai.

Dưới đây là một vài lựa chọn cho mặt bàn thí nghiệm mà chúng tôi muốn gửi đến bạn:

Mặt bàn nhựa Phenolic

Mặt bàn nhựa Phenolic được tạo ra bằng cách xếp lớp giấy Kraft tự nhiên được bão hoà với nhựa phenolic thông qua quá trình xử lý ở nhiệt độ cao. Kết quả thu được là một mặt bàn nhẹ, có độ bền cao, cùng khả năng sử dụng lâu dài.

mặt bàn nhựa phenolic resin

Ưu diểm của mặt bàn nhựa Phenolic

Mặt bàn phenolic có nhiều ưu điểm như sau:

  • Khả năng kháng vi khuẩn cao giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn trong phòng thí nghiệm.
  • Khả năng chống hoá chất cao, giúp bảo vệ mặt bàn khỏi các hoá chất gây hại cho sức khoẻ 
  • Có khả năng chống ăn mòn từ vừa phải đến cao, giúp mặt bàn có thể sử dụng trong môi trường chưa acid và kiềm mạnh.
  • Mặt bàn chống thấm nước, chống ẩm, chống trầy xước từ đó ngăn chặn sự phát triển của nấm
  • Chịu được liên tục ở nhiệt độ 350 độ F, chịu được tải trọng lớn bền bỉ trong quá trình sử dụng.
  • Giá cả phải chăng, tiết kiệm chi phí cho người sử dụng.

Nhược điểm của mặt bàn nhựa phenolic

Với rất nhiều ưu điểm thì mặt bàn phenolic chỉ có một nhược điểm duy nhất không chống cháy.

Giá thành

Nếu bạn đang tìm kiếm một mặt bàn cho phòng thí nghiệm với khả năng chống hoá chất đi cùng giá cả phải chăng, thì mặt bàn phenolic chính là lựa chọn tối ưu nhất. Với giá thành ở mực trung bình dễ tiếp cận thì nó chính là một trong những vật liệu tốt nhất. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý mặt bàn phenolic không nên sử dụng trong các môi trường có nguy cơ cháy nổ.

Ứng dụng

Mặt bàn được ứng dụng trong những phòng thí nghiệm sinh học, phòng thí nghiệm hoá học, lâm sàng và cận phân tích. Đặc biệt là các phòng thí nghiệm cần đảm bảo vệ sinh, ngăn ngừa nhiễm bẩn, kháng hoá chất và chống thấm nước.

Mặt bàn nhựa Epoxy

Mặt bàn Epoxy được sản xuất từ một hỗn hợp các vật liệu sau đó trải qua quá trình xử lý để trở thành sản phẩm cứng, bền bỉ. Với tính năng không bị ăn mòn và chịu được môi trường khác nghiệt, mặt bàn nhựa epoxy thường được sử dụng tại những phòng thí nghiệm độ ẩm cao, hoặc dùng cho bàn bồn rửa.

Ưu diểm của mặt bàn nhựa Epoxy

Mặt bàn Epoxy có nhiều ưu điểm như:

  • Có thể chịu được tải trọng lớn hơn mặt phenolic
  • Khả năng kháng nấm và vi khuẩn cực cao
  • Chống ăn mòn, kháng hoá chất tốt
  • Chịu được tác động của độ ẩm cao
  • Khả năng chống trầy xước tốt
  • Chịu được va chạm với tải tọng lớn, chống cháy và chịu được nhiệt độ cao liên tục lên đến 350 độ F

Nhược điểm của mặt bàn nhựa Epoxy

Với nhiều điểm ưu việt hơn mặt bàn phenolic thì giá thành của mặt bàn epoxy cũng cao hơn rất nhiều. Với thì trường Việt Nam thì việc tiếp cận của mặt bàn epoxy là khá khó khăn.

Giá thành

Epoxy là vật liệu mặt bàn có độ bền cao nhất trong danh sách các vật liệu mặt bàn thí nghiệm mà chúng tôi giới thiệu. Epoxy chịu được hầu hết tất cả các điều kiện khác nghiệt nhất. Tuy nhiên, vì thế mà nó cũng là loại vật liệu đắt nhất. Việc quyết định sử dụng loại vật liệu này phụ thuộc vào mục đích sử dụng như: sử dụng lửa trên bề mặt thí nghiệm, môi trường có độ ẩm cao hay không, bởi vì nó có khả năng chịu đựng tốt trong những điều kiện đó.

Ứng dụng

Mặt bàn Epoxy được ứng dụng rộng rãi trong các phòng thí nghiệm sinh học, giáo dục, y tế, nghiên cứu và phát triển, và các thử nghiệm công nghiệp. Vật liệu này được sử dụng trong các điều kiện khắc nghiệt, bao gồm tiếp xúc với các hóa chất mạnh, ngọn lửa trần và nhiệt độ cao. Bề mặt của mặt bàn Epoxy rất bền, chống lại các hóa chất mạnh và dễ dàng lau chùi và bảo trì.

Mặt bàn thép không gỉ

Mặt bàn làm bằng thép không gỉ được chế tạo từ hợp kim thép carbon thấp có chứa crom cùng niken. Crom giúp tăng tính chống gỉ, chống ăn mòn. Niken giúp tăng độ bền và khả năng chịu nhiệt của vật liệu. 

Mặt bàn ngăn chất lỏng, chất bẩn thấm qua. Vi khuẩn và nấm mốc sẽ không có khả năng phát triển trên bề mặt thép không gỉ.

Ưu điểm của mặt bàn thép không gỉ

Mặt bàn bằng thép có khả năng kháng vi khuẩn cao, chống nấm tốt nhưng lại hạn chết trong khả năng chống hoá chất, chống ăn mòn. Đổi lại khả năng chống nước và độ ẩm tốt. Tiếp xúc liên tục ở nhiệt độ cao trên 1500 độ F ở thời gian dài. Nhưng sẽ mất màu khi tiếp xúc ở nhiệt độ cao kéo dài.

Nhước điểm cửa mặt bàn thép không gỉ

Khả năng chống trầy xước thấp cùng với việc dễ bị biến dạng khí va chạm. Giá thành trên công năng sử dụng còn cao.

Ứng dụng

Với những ưu điểm đã nêu ra ở trên thì mặt bàn thí nghiệm bằng thép thường được dùng trong những nơi cần độ sạch, độ bền cao. Đặc biệt, thích hợp cho các phòng thí nghiệm yêu cầu về khả năng chịu nhiệt, kháng khuẩn cao và dễ làm sạch.

Tấm laminate kháng hoá chất

Tấm laminate được sản xuất bằng cách phủ nhựa phenolic lên mặt giấy trang trí, sau đó ghép với lõi giấy kraft đã được xử lý với nhựa phenolic. Kết quả ta sẽ có một bền mặt trang trí với khả năng làm việc chất lượng cao với hoá chất. Tuy nhiên, sẽ bị hạn chế nhiều bởi độ ẩm và không tiếp xúc với nhiệt độ trên 275 độ F trong thời gian dài.

Tấm laminate kháng hoá chất

Ưu điểm tấm Laminate kháng hoá chất

  • Có khả năng kháng hoá chất tốt
  • Giá thành tốt cùng với thiết đa dạng
  • Chịu được nhiệt độ lên đến 275 độ F

Nhựa điểm tấm Laminate kháng hoá chất

Tấm Laminates có khả năng chịu đựng nhiệm vụ nhẹ và có độ bền thấp trong khả năng chống vi khuẩn, ăn mòn, nấm và độ ẩm. Ngoài ra, chúng cũng có khả năng chống trầy xước thấp và có thể bị sứt mẻ ở các đường nối và cắt bề mặt.

Giá thành

Nếu bạn cần một bề mặt làm việc với giá cả phải chăng, cùng với khả năng chống hoá chất, thiết kế đa dạng thì đây là một sự lựa chọn tuyệt vời. Tấm laminate có giá thành thấp hơn nhựa epoxy, tấm phenolic

Ứng dụng

Tấm laminate được ứng dụng tốt nhất trong lĩnh vực làm đẹp, nha khoa, phòng tối chụp ảnh, thử nghiệm sản phẩm và PTN tiết niệu. Trong các phòng thí nghiệm, các kiểm tra cần đảm bảo không bị nhiễm bẩn do đó các bề mặt làm việc cần có khả năng kháng hoá chất, tính trang trí và dễ dàng vệ sinh.

Các vật liệu mặt bàn khác cho mặt bàn thí nghiệm

Các sự lựa chọn ở trên đã được tôi đưa ra cả ưu và nhược điểm của các vật liệu. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại vật liệu nào phụ thuộc và nhu cầu, mục đich sử dụng của phòng thí nghiệm. Do đó, chúng tôi giới thiệu thêm đến bạn các lựa chọn bổ sung sau:

  • Laminate EDS: là lựa chọn lý tưởng cho ác ứng dụng với các vật liệu nhạy cảm với tĩnh điện cần được bảo vệ.
  • Mặt đồng chất: Mặt đồng chất có độ bền cao, dễ vệ sinh, bảo trì. Chúng có các đường nối vô hình, khiến chúng trở nên đẹp đẽ, thẩm mỹ. 
  • Mặt bàn Butcher Block: Loại mặt bàn này thường được dùng cho chế biến gỗ, lắp ráp cơ bản. Mặc dù loại mặt bàn này khá chắc chắn, nhưng vì tính chất xốp nên nó dễ bị lõ. Tuy nhiên, vật liệu này không phải sự lựa chọn tốt cho phòng thí nghiệm.
  • Mặt bàn đá có khả năng chịu nhiệt cao. Các loại đá được dùng là đá granit, đá thạch anh, đá cẩm thạch.

Điều quan trọng khi quyết định chọn mặt bàn thí nghiệm, cần xem xét những nhu cầu cụ thể của phòng thí nghiệm ở thời điệm hiện tại và hướng chuyển mình trong tương lai. Quan trọng là các ứng dụng của phòng thí nghiệm sẽ luôn phát triển. Còn chất liệu bạn chọn sẽ luôn phải đáp ứng được các ứng dụng trong tương lai. Việc chấp nhận hi sinh lớn về chất lượng có thể gây tổn thất nhiều chi phí hơn trong tương lai.

Những điều cần lưu ý khi chọn mặt bàn thí nghiệm

Dưới đây là một số những lưu ý phổ biến khi chọn mặt bàn thí nghiệm mà bạn cần ghi nhớ:

  • Khả năng chịu được hoá chất: Chọn những vật liệu có thể chịu được hoá chất. Chủ yếu là có thể chịu được các chất mà bạn sử dụng trong phòng thí nghiệm
  • Khả năng chịu nhiệt: Xem xét nhiệt độ tối đa mà bạn cần chịu được, chọn vật liệu phù hợp với mức nhiệt độ đó
  • Độ bền: Chọn vật liệ chống trầy xước, có khả năng chống va đập…
  • Bảo trì: Chọn vật liệu dễ vệ sinh, dễ bảo trì
  • Chiu phí: Cân đối giữa chi phí có thể bỏ ra và công năng của mặt bàn
  • Ngoại hình: Chọn vật liệu có tính thẩm mỹ phù hợp với concept của phòng

Để đảm bảo phòng thí nghiệm của bạn hoạt động hiệu quả, đáp ứng đúng quy định của ngành, vậy nên bạn cần hợp tác với nhà sản xuất trong quá trình lên kế hoạch đến bản vẽ. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo sự tư vấn của cácc chuyên gia để giúp bạn lựa chọn được mặt bàn phù hợp nhất với nhu cầu.Nâng cấp phòng thí nghiệm