Thiết kế hệ thống chiếu sáng phòng sạch

Thiết kế hệ thống chiếu sáng phòng sạch

Cập nhật: 26 Sep 2023
Hệ thống chiếu sáng phòng sạch

Trong thiết kế phòng sạch ánh sáng là một vấn đề vô cùng quan trọng, vì mục đích chung để duy trì phòng sạch là giảm thiểu ô nhiễm. Do đó, để đảm bảo ngăn ngừa ô nhiễm thì kể cả hệ thống chiếu sáng cần được thiết kế bởi các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực phòng sạch. 

Các công việc trong phòng sạch đòi hỏi sự tỉ mỉ thường yêu cầu đáp ứng khắt khe về ánh sáng. Việc lựa chọn đèn phòng sạch phụ thuộc vào loại phòng sạch và mục đích cụ thể của hệ thống cung cấp không khí trong phòng. Vậy nên hệ thống chiếu sáng trong phòng phải đảm bảo được các yếu tố như khả năng làm sạch, tạo trường điện từ và kiểm soát ô nhiễm để đảm bảo hiệu suất tối ưu.

Các nguyên tắc về chiếu sáng cơ bản trong phòng sạch

Với bất kỳ sự đầu tư nào thì chi phí là yếu tố được cân nhắc đầu tiên. Tuy nhiên, chi phí dành cho hệ thống chiếu sáng thường không được coi là mối quan tâm lớn. Bởi vì tiêu thụ năng lượng của ánh sáng chiếm một tỉ lệ nhỏ, dưới 1% tổng tiêu thụ năng lượng hco phòng sạch.

Trong khi đó, sự tậ trung chính là vào việc tương thích hệ thống chiếu sáng với hệ thống cung cấp không khí, chọn lựa ánh sáng phù hợp và giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình làm việc với môi trường sạch

Mức độ chiếu sáng cần thiết sẽ khác nhau tuỳ thuộc và từng khu vực cửa phòng sạch và công việc trong phòng sạch. Nhân viên cần xem xét toàn bộ quá trình để đưua ra mức độ ánh sáng phù hợp.

Thách thức đối với hệ thống chiếu sáng là sự tương thích với hệ thống cung cấp không khí. Phần lớn trần của phòng sạch được bảo phủ bỏi hệ htoongs lọc không khí. Vì vậy không gian cho việc bố trí hệ thống chiếu sáng âm trần. Thiết kế phòng sạch cần đảm bảo sự thoải mái cho người làm việc và tối ưu hiệu suất thị giác để cải thiện hiệu suất làm việc trong môi trường sạch.

Đơn vị đo độ chiếu sáng

  • Foot candles (fc): Foot candles là đơn vị đo độ chói của ánh sáng trong hệ đo Imperial (Mỹ) và tương đương với một lumen trên một foot vuông. Nó đo lượng ánh sáng một nguồn sáng phát ra trên một diện tích cụ thể.
  • Lumens (lm): Lumens là đơn vị đo quang thông hoặc công suất phát sáng của nguồn sáng. Nó thể hiện tổng lượng ánh sáng phát ra từ nguồn sáng mà không xem xét diện tích. Đây là một đơn vị quan trọng để đo lượng ánh sáng mà một bóng đèn hoặc nguồn sáng có thể sản xuất.
  • Lux (lx): Lux là đơn vị quốc tế được sử dụng để đo độ sáng hoặc cường độ ánh sáng. Nó đo lượng ánh sáng mà mắt người nhìn thấy trên một diện tích một mét vuông. Có một mối quan hệ giữa lux và foot candles, trong đó 1 lux tương đương với khoảng 0.0929 foot candles.

Những đơn vị này đóng vai trò quan trọng trong thiết kế chiếu sáng, đo lường ánh sáng và đảm bảo rằng môi trường sử dụng có độ sáng phù hợp cho mục tiêu cụ thể.