banner-LFS

Vệ sinh bàn thí nghiệm đúng cách ?

Cập nhật: 21 Mar 2024
Vệ sinh bàn thí nghiệm đúng cách

Vệ sinh bàn thí nghiệm

Vệ sinh bàn thí nghiệm là điều cần thiết để duy trì hiệu suất và tính toàn vẹn của công việc. Điều này đơn giả vì không một ai muốn để bụi bẩn hoặc các chất thừa gây ô nhiễm cho các dự án trong tương lại của phong thí nghiệm. 

Vệ sinh bàn thí nghiệm quy tắc chung

Bàn thí nghiệm là thiết bị được sử dụng nhiều nhất nên việc giữ cho nó sạch sẽ, là điều rất quan trọng.

Dưới đây là 8 lời khuyên của chúng tôi để vệ sinh bàn thí nghiệm trong phòng lab và luôn giữ cho không gian làm việc hiệu quả, an toàn:

  • Thực hiện vệ sinh định kỳ theo lịch trình.
  • Tránh sử dụng các hóa chất mạnh.
  • Sử dụng một miếng vải nhẹ để lau sạch bàn làm việc.
  • Đừng để nước đọng trên bàn làm việc.
  • Kiểm tra mức độ ẩm và điều chỉnh nếu cần thiết.
  • Không để các vết bẩn tích tụ trên bề mặt.
  • Khử trùng các điểm tiếp xúc thường xuyên trên bàn làm việc.
  • Giữ vệ sinh cá nhân, bao gồm việc rửa tay thường xuyên.

Xem thêm: Khi nào cần thay thế mặt bàn thí nghiệm

Thực hiện vệ sinh bàn thí nghiệm định kỳ theo lịch trình

Một câu hỏi thường gặp của các nhân viên phòng thí nghiệm là: Khi nào thì cần vệ sinh và khử trùng bàn thí nghiệm.

Ở đây câu trả lời có thể thay đổi phụ thuộc vào công việc cụ thể của phòng thí nghiệm. Nhưng nhìn chung thì điều quan trọng nhất vẫn là tuân thủ theo lịch trình vệ sinh được đưa ra để đảm bảo bàn thí nghiệm luôn ở trạng thái tốt nhất. Hoặc có thể thực hiện vệ sinh bàn thí nghiệm hàng ngày sau giờ làm việc kết thúc.

Ví dụ nếu phòng thí nghiệm của bạn sản xuất dược phẩm, nơi tính vô trùng phải luôn được đảm bảo, nhân viên có thể sẽ phải vệ sinh không gian làm việc thường xuyên hơn. 

Không sử dụng hóa chất mạnh khi vệ sinh bàn thí nghiệm

Việc vệ sinh bàn thí nghiệm theo định kỳ là cần nhiệt nhưng việc vệ sinh sai cách cũng sẽ gây hại đến bàn thí nghiệm của bạn. Không được sử dụng các hóa chất tẩy rửa mạnh vì chúng gây hại cho các vật liệu cấu thành nên bàn thí nghiệm. Các chất tẩy rửa như axit, chất tẩy sơn hoặc dung môi clo mạnh có thể làm hỏng bề mặt của bàn thí nghiệm cũng như làm suy yếu các khả năng bảo vệ của chúng.

Đả đảm bảo hay đọc kỹ hướng dẫn vệ sinh của nhà sản xuất. Tuy nhiên, nước và xà phòng rửa chén hoặc các chất tẩy rửa gốc amoniac là đảm bảo an để có thể sử dụng vệ sinh hàng ngày. Tránh sử dụng chất tẩy rửa kính vì chúng có thể để lại vết tích tụ trên mặt bàn. Nếu chẳng may bàn thí nghiệm của bạn tiếp xúc với chất tẩy rửa mạnh thì cần ngay lập tức rửa sạch bề mặt với nước.

Hãy nhớ rằng ứng dụng của bạn quan trọng. Nếu bàn thí nghiệm được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm, bạn có thể cần sử dụng một chất tẩy rửa an toàn cho thực phẩm và được chứng nhận thương mại để vệ sinh nó.

Ngoài ra, đôi khi bạn có thể sử dụng dung dịch thuốc tẩy gia dụng pha loãng để khử trùng bề mặt bàn thí nghiệm. Tỷ lệ khử trùng được khuyến nghị là 1:100, tức là mỗi gallon nước, sử dụng 5 muỗng canh dung dịch tẩy. Tuy nhiên, hãy kiểm tra với nhà sản xuất bàn thí nghiệm để xác định chất tẩy rửa nào an toàn cho vật liệu cụ thể của bàn thí nghiệm của bạn.

Sử dụng khăn mềm để vệ sinh

Hãy bỏ đi miếng len thép đó. Mặc dù bạn có biết rằng nó có thể hoàn thành công việc và loại bỏ bất kỳ vết bẩn hoặc chất nào trên bàn thí nghiệm của bạn, nhưng nó có thể gây thiệt hại đáng kể sau khi sử dụng.

Khi làm sạch bàn làm việc trong phòng thí nghiệm, không bao giờ sử dụng các công cụ có thể làm hỏng bề mặt. Điều này bao gồm việc tránh sử dụng len thép, bàn chải sắt hoặc các công cụ cạo có cạnh sắc.

Thay vào đó, hãy sử dụng một loại vải mềm trên bề mặt, chẳng hạn như vải mịn hoặc vải sợi nhỏ.

Không để đọng nước trên mặt bàn thí nghiệm

Nếu bị tràn, đổ nước ra mặt bàn sau khi hoàn thành công việc thí nghiệm thì cần giải quyết sự cố đó ngay lập tức. Nước đọng trên mặt bàn có thể gây hại co bề mặt bàn thí nghiệm.

Các vật liệu như tấm phenolic laminate, nhựa epoxy có khả năng chống nước, chống ẩm tốt và thép không gỉ thường được sử dụng để làm bàn thí nghiệm cũng như xung quanh bồn rửa nơi tiếp xúc nhiều với nước và có độ ẩm cao.

Nói chung tốt nhất là nên dọn sách mọi vết nước tràn khi nó xuất hiện.

Cân nhắc về độ ẩm trong phòng thí nghiệm

Độ ẩm trong môi trường phòng thí nghiệm là rất quan trọng. Dù phòng thí nghiệm có thể gặp phải các trường hợp tràn nước đôi khi, bạn nên cân nhắc tới khả năng chất lỏng hoặc hơi ẩm có thể xâm nhập vào bàn làm việc trong phòng thí nghiệm.

Nếu trong phòng làm việc có độ ẩm cao có thể phát sinh các vấn đề như vi khuẩn, nấm mốc, bụi bẩn ấn náu. Điều này gây ảnh hưởng đến tính toàn vẹn  và độ sạch sẽ của phòng làm việc, có thể gây lây nhiễm chéo.

Do đó, phòng thí nghiệm tại môi trường độ ẩm cao thường sử dụng bàn thí nghiệm và các phụ kiện bằng thép không gỉ. Thép không gỉ dược làm bằng théo carbon thấp với sự kết hợp của crom và niken tăng cường khả năng chống gỉ và chống ăn mòn. Là lựa chọn lý tưởng cho môi trường có nhiệt độ cao.

Không để vết bẩn tồn tại có luôn

Việc ngay lập tức xử lý các vết bẩn là rất quan trọng để bảo vệ bàn làm việc trong phòng thí nghiệm. Một số chất lỏng có thể gây mưng mủ và gây thiệt hại nghiêm trọng trên bề mặt. Nếu không xử lý kịp thời, vết bẩn có thể gây hư hỏng vĩnh viễn, dẫn đến việc phải thay thế một phần của bàn thí nghiệm.

Tuy nhiên, cách xử lý vết bẩn thường phụ thuộc vào vật liệu của bàn làm việc. Hãy tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất để biết cách xử lý vết bẩn đúng cách, vì mỗi loại bàn có thể yêu cầu chất tẩy rửa hoặc quy trình xử lý vết bẩn khác nhau.

Ví dụ, làm sạch bàn làm việc bằng nhựa epoxy bằng hơi nước có thể giúp loại bỏ một số vết bẩn, trong khi vải sợi nhỏ ẩm và chất tẩy rửa gia dụng tiêu chuẩn có thể loại bỏ nhiều vết bẩn trên bề mặt bàn làm việc chất liệu rắn.

Vết nước cứng cũng có thể gây phiền toái trong nhiều trường hợp. Sử dụng gel “Viakal” có thể loại bỏ các loại vết nước cứng trên bề mặt bàn làm việc chất liệu rắn. Đối với bề mặt nhựa phenolic, các chất như acetone, rượu mạnh hoặc cồn isopropyl là an toàn để làm sạch.

Khử trùng các vật dụng hay chạm vào

Khử trùng các vật dụng hay tiếp xúc thường xuyên cũng là một mẹo hay để uy trì môi trường làm việc luôn sạch. Các vật dụng thường xuyên tiếp xúc với bàn làm việc cần được chú ý gồm: 

  • Điện thoại di động
  • Công tắc đèn
  • Dụng cụ cầm tay và các thiết bị trong phòng thí nghiệm
  • Thùng và khay chứa đồ dùng
  • Tay nắm ngăn kéo
  • Lưng ghế, tay nắm
  • Vỏ chai lọ đựng hóa chất
  • Cửa phòng thí nghiệm

Những vật dụng trên bàn thí nghiệm có thể vô tình trở thành vật truyền vi khuẩn và bụi bẩn lên bề mặt bàn làm việc. Do đó, việc khử trùng các công cụ và vật dụng này cũng cần được làm thường xuyên. 

Dẫu biết răng bàn làm việc là không gian chính của chúng ta, nhưng không nên bỏ qua việc làm sạch các công cụ cùng các vật dụng khác thường sử dụng trên bàn thí nghiệm. Bằng việc khử trùng đều đặn ta có thể duy trì môi trường làm việc sạch sẽ và an toàn. Đặc biệt đối với môi trường cần duy trì mức độ khử trùng cao, việc lập danh sạch các thiết bị tiếp xúc trong quá trình làm việc sẽ giúp bộ phận làm sạch có thể khử trùng và làm sạch một cách thích hợp.

Không nên bỏ qua lợi ích của các giải pháp lưu trữ

Để luôn duy trì được không gian làm việc sạch sẽ thì việc tận dụng tối ưu các giải pháp lưu trữ là vô cùng quan trọng. Việc bổ sung thêm không gian lưu trữ cho không gian làm việc sẽ giúp duy trì môi trường làm việc có tổ chức và sạch sẽ. 

Dưới đây là một vài gợi ý của Đông Dương LFS về thêm giải pháp lưu trữ cho bàn thí nghiệm:

Để xem thêm các thông tin về bàn thí nghiệm hãy tham khảo bài viết này của chúng tôi: Tất tần tật về bàn thí nghiệm: Mọi điều bạn cần biết.