Hiện nay, tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 được sử dụng rất phổ biến trong các phòng thí nghiệm và hiệu chuẩn. Vậy tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 là gì? Mục đích của nó hướng đến là gì? Hãy cùng Đông Dương LFS tìm hiểu nhé.
Mục lục
Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 là gì?
ISO/IEC 17025 – Một tiêu chuẩn quốc tế được phát triển bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) và Uỷ ban Kỹ thuật Điện quốc tế (IEC) kết hợp với Uỷ ban đánh giá sự phù hợp ISO (CASCO). Nó thiết lập một yêu cầu chung về năng lực của các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn.
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, ISO/IEC 17025 là tiêu chuẩn bắt buộc đối với các phòng thí nghiệm và hiệu chuẩn. Trong nhiều trường hợp, các cơ quan quản lý, các nhà cung cấp hay các bên thứ ba sẽ không chấp nhận kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn từ phòng thí nghiệm không đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025.
Xem thêm: Tiêu chuẩn ISO là gì ?
Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 sẽ bao gồm hai phần chính:
- Yêu cầu về hiệu suất:
- Thông tin về tổ chức, tình trạng hợp pháp của tổ chức và xử lý thông tin nhạy cảm.
- Cách triển khai hệ thống quản lý chất lượng.
- Các thủ tục quản lý tài liệu.
- Quản lý dịch vụ khách hàng và xử lý phản ánh từ khách hàng.
- Các quy trình tuân theo để cải tiến hệ thống quản lý và QMS, bao gồm các biện pháp dự phòng và khắc phục, kiểm soát tài liệu, và đánh giá nội bộ.
- Yêu cầu dựa trên năng lực kỹ thuật:
- Yêu cầu về trình độ của nhân viên kỹ thuật
- Yêu cầu về các thủ tục cần được tuân theo để đảm bảo chất lượng
- Yêu cầu về cách lựa chọn phương pháp thử nghiệm và hiệu chuẩn
- Yêu cầu về các phương pháp để lấy mẫu, đo lường khả năng truy xuất nguồn gốc và xử lý các đối tượng thí nghiệm
- Các thủ tục được lựa chọn để đảm bảo chất lượng, tạo báo cáo kết quả
Bên cạnh đó, tiêu chuẩn này cũng đặt ra một số yêu cầu liên quan đến quản lý chất lượng như kiểm soát tài liệu và biện pháp khắc phục
TIÊU CHUẨN ISO/IEC 17025 ĐƯỢC ÁP DỤNG VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG NÀO
Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 có thể được áp dụng cho tất cả hoặc bất kỳ các phòng thí nghiệm / hiệu chuẩn có quy mô từ lớn đến nhỏ. Các phòng thí nghiệm thuộc các lĩnh vực như giáo dục, công nghiệp, chứng nhận sản phẩm và một số tổ chức chính phủ đều có lợi ích từ việc áp dụng tiêu chuẩn ISO/IEC 17025.
Ý NGHĨA CỦA VIỆC ÁP DỤNG ISO/IEC 17025
Mục đích chính của việc áp dụng tiêu chuẩn chính là đảm bảo năng lực về mặt kỹ thuật và độ tin cậy của các kết quả thử nghiệm/hiệu chuẩn. Ngoài ra, thúc đẩy hợp tác giữa các phòng thí nghiệm/hiệu chuẩn với các tổ chức khác, hỗ trợ việc trao đổi thông tin kinh nghiệm về các chuẩn mực và thủ tục.
ISO/IEC 17025 được thành lập tạo tiền đề cho việc thừa nhận kết quả thử nghiệm/hiệu chuẩn lẫn nhau, tránh phải kiểm tra nhiều lần, tiến tới chỉ cần kiểm tra một lần, cấp một giấy chứng nhận và được công nhận bởi tất cả các quốc gia.
NỘI DUNG CHÍNH TRONG TIÊU CHUẨN ISO/IEC 17025
Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 gồm các nội dung chi tiết như sau:
-
- Phạm vi
- Tài liệu tham khảo
- Thuật ngữ và định nghĩa
- Yêu cầu chung
- Tính khách quan
- Bảo mật
- Yêu cầu về cơ cấu
- Yêu cầu về nguồn lực
- Yêu cầu chung
- Nhân sự
- Cơ sở vật chất và điều kiện môi trường
- Thiết bị
- Liên kết chuẩn đo lường
- Sản phẩm và dịch vụ được cung cấp từ bên ngoài
- Yêu cầu về quá trình
- Xem xét yêu cầu, đề nghị thầu và hợp đồng
- Xem xét lựa chọn, kiểm tra và xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp
- Lấy mẫu
- Xử lý đối tượng thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn
- Hồ sơ kỹ thuật
- Đánh giá độ không đảm bảo đo
- Đảm bảo kết quả chính xác
- Báo cáo kết quả
- Khiếu nại
- Công việc không phù hợp
- Kiểm soát dữ liệu – Quản lý thông tin.
8. Yêu cầu hệ thống quản lý
-
-
- Các lựa chọn
- Tài liệu hệ thống quản lý (Lựa chọn A)
- Kiểm soát tài liệu hệ thống quản lý (Lựa chọn A)
- Kiểm soát hồ sơ (Lựa chọn A)
- Hành động để giải quyết rủi ro và cơ hội (Lựa chọn A)
- Cải tiến (Lựa chọn A)
- Hành động khắc phục (Lựa chọn A)
- Đánh giá nội bộ (Lựa chọn A)
- Xem xét của lãnh đạo (Lựa chọn A)
-
Phụ lục A: Liên kết chuẩn thông số đo lường
Phụ lục B: Tham khảo lựa chọn hệ thống quản lý
CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI XÂY DỰNG CHỨNG CHỈ ISO/IEC 17025
Giai đoạn 1: Chuẩn bị
- Khảo sát kết hợp đánh giá thực trạng
- Lên kế hoạch
- Thành lập bộ phận (Ban) áp dụng ISO/IEC 17025
- Tiến hành chuẩn bị thủ tục giấy tờ cần thiết
Giai đoạn 2: Đào tạo
- Đào tạo cho cán bộ nhân viên về tiêu chuẩn ISO 17025
Giai đoạn 3: Triển khai
- Đào tạo các nội dung về hiệu chuẩn và thử nghiệm
- Ban hành các quy định dựa trên tiêu chuẩn ISO 17025
- Sắp xếp/bổ sung các Phòng thí nghiệm theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 17025
Giai đoạn 4: Đào tạo và đánh giá nội bộ:
- Tiến hành đào tạo đánh giá nhân viên nội bộ
- Lập kế hoạch đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 17025
- Thực hiện khắc phục sự cố (nếu cần thiết)
Giai đoạn 5: Nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận và khắc phục
- Chọn lựa tổ chức đánh giá
- Đăng ký công nhận
- Đánh giá sơ bộ từ Đơn vị tư vấn
- Đánh giá chính thức từ tổ chức công nhận
- Nộp hồ sơ khắc phục và khắc phục (nếu có)
- Nhận chứng chỉ
Lợi ích của ISO/IEC 17025
- Chứng minh năng lực: Phòng thử nghiệm/hiệu chuẩn được công nhận ISO/IEC 17025 đã chứng minh được năng lực không chỉ ở tại quốc gia mà cả toàn cầu, khẳng định đội ngũ kỹ thuật viên đủ khả năng thực hiện các quy trình thử nghiệm/hiệu chuẩn và xử lý các vấn đề (nếu có)
- Kết quả thử nghiệm: Chính xác, có giá trị toàn cầu
- Hỗ trợ, thúc đẩy hợp tác quốc tế: Kết quả thử nghiệm có giá trị toàn cầu, tạo tiền đề cho sự phát triển hợp tác quốc tế, thúc đẩy thương mại
- Quản lý chuyên nghiệp: Nhờ vào việc áp dụng ISO 17025 đã tạo trật tự công việc, giảm sai sót, tạo nhiều cơ hội phát triển của cá nhân
- Tối ưu chi phí và hoạt động: Hoạt động kiểm tra đánh giá thường xuyên sẽ sớm phát hiện được các sai sót từ đó giảm tối đa các chi phí hoạt động phát sinh.
- Chất lượng dịch vụ được nâng cao tối ưu
Lựa chọn đơn vị cung cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO/IEC 17025
Doanh nghiệp cần phải lựa chọn chính xác các tổ chức có uy tín để cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý theo ISO 17025
Trong quá trình lựa chọn các tổ chức cung cấp, chúng ta cần phải quan tâm một số vấn đề như sau:
- Phải đảm bảo rằng Tổ chức cung cấp chứng nhận đã được công nhận bởi các tổ chức như UKAS (Anh), RVA (Hà Lan), JAB (Nhật), ANAB (Mỹ), BAO (Việt Nam)
- Phải đăng ký giấy chứng nhận với Tổng cục Đo lường Chất Lượng Việt Nam theo quy định tại Thông tư 08/2009/TT-BKHCN ngày 08/14/2009 do Bộ Khoa học và Công nghệ phát hành.
- Đối với thị trường xuất khẩu, cần phải chú ý đến thế mạnh của tổ chức cung cấp chứng nhận trong lĩnh vực hoạt động và căn cứ trên kế hoạch kinh doanh để lựa chọn đơn vị phù hợp.
- Lựa chọn tổ chức cung cấp chứng nhận với mục tiêu áp dụng hiệu quả, chứ không chỉ là để đạt được giấy chứng nhận.
Những khó khăn/thách thức để đạt được tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 mang đến nhiều lợi ích tuy nhiên để triển khai, duy trì tiêu chuẩn này cũng gặp phải không ít khó khăn, thách thức. Chúng ta có thể kể đến một số khó khăn, thách thức sau:
- Đòi hỏi doanh nghiệp, cán bộ thực thi phải hiểu biết thấu đáo và được đào tạo bài bản để tuân thủ theo các hướng dẫn của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025
- Doanh nghiệp phải thường xuyên thực hiện các đánh giá nội bộ để chuẩn hoá các quy trình thử nghiệm, đảm bảo tính hợp lệ, chính xác của dữ liệu được tạo ra
- Để lựa chọn một tổ chức uy tín cung cấp chứng nhận cũng là một khó khăn, thách thức đối với doanh nghiệp
Kết luận
Cho đến thời điểm hiện tại, ISO/IEC 17025 là một tiêu chuẩn quốc tế để đánh giá năng lực cũng như chất lượng hoạt động của phòng thí nghiệm. Mặc dù để đạt được chứng nhận này không phải là dễ dàng nhưng nếu lựa chọn được một đơn vị tư vấn giàu kinh nghiệm, có kế hoạch phù hợp, phòng thí nghiệm hoàn toàn có thể vượt qua mọi trở ngại và gặt hái được nhiều lợi ích từ việc trở thành một phòng thí nghiệm được công nhận theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025.
Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi Đông Dương LFS đã phân tích và chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn ISO/IEC 17025