bg_image

Xử lý nước thải phòng thí nghiệm

Mô tả sản phẩm

Trong thực tế, việc xử lý và quản lý nước thải từ cơ sở thí nghiệm đang gây ra nhiều khó khăn đối với các cơ quan chức năng. Thông thường, nước thải từ các hoạt động thí nghiệm được xả trực tiếp vào hệ thống cống rãnh hoặc đường cống thoát nước chung, tạo sự khó khăn trong việc kiểm soát và quản lý tài nguyên. Vì vậy việc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm là một yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết.

Nước thải phòng thí nghiệm là gì ?

Nước thải phòng thí nghiệm gồm nước thải của các hoạt động thí nghiệm. Nước thải sinh hoạt của nhân viên, Nước thải từ các khu vực sinh hoạt, nấu ăn,….

Nước thải phòng thí nghiệm chứa rất nhiều các tác nhân gây bệnh nhưu vi khuẩn, vi sinh vật chứa các mầm bệnh đa dạng. 

  • Chất rắn như amoni acetat, amoni dihydrophosphat, amoni molipdat, amoniclorua, asen, axit ascorbic, axit barbituric, axit benzoic, axit boric, axit Chromo tropic, axit citric và nhiều chất rắn khác.
  • Chất lỏng như benzen, etanol, formaldehyde, n-hexan, o-xylen và các chất lỏng khác.
  • Các chất chuẩn, phẩm màu và các hợp chất khác được sử dụng trong quá trình thí nghiệm.

Ngoài ra, nước thải phòng thí nghiệm cũng có thể chứa các gốc kháng sinh như amoxicillin, ampicillin, b-lactam và các loại kháng sinh khác.

Nước thải phòng thí nghiệm có đặc điểm dễ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các hóa chất độc hại được sử dụng trong quá trình thí nghiệm. Tiếp xúc lâu dài với nước thải có thể đe dạo đến sức khỏe con người và gây hại đến môi trường.

Để giải quyết vấn đề này, xử lý nước thải PTN tại các bệnh viện, phòng khám, trường học đòi hỏi phải thu gom và tiến hành xử lý sơ bộ trước khi xả ra môi trường. Quá trình xử lý này giúp ngăn chặn sự thải tràn hóa chất độc hại và giảm tiềm ẩn rủi ro cho con người và môi trường.

Quy trình xử lý nước thải phòng thí nghiệm

Hố thu gom: Để thu nhặt nước thải từ các nguồn khác nhau. Nó cũng loại bỏ rác có kích thước lớn, hố phải được lắp đặt một song chắn rác.

Nước thải phòng thí nghiệm được đưa đến một bể điều hòa để xử lý. Ở đây, một hệ thống cấp khí liên tục để điều chỉnh nồng độ và lưu lượng nước thải. Điều này cần thiết do nồng độ axit hoặc bazo của nước thải thường khác nhau. Việc điều hòa nồng độ là vô cùng quan trọng.

Phương pháp Ozone hóa được sử dụng để xử lý nước thải. Quá trình này bao gồm sự oxy hóa của Ozone (O3) với sự hỗ trợ của H2O2 (gọi là Perozone). Khi oxy hóa xảy ra, gốc OH- được tạo ra, có tính khử mạnh và có khả năng loại bỏ các chất hữu cơ như BOD5, COD (đến 90%), TSS và Coliform (đến 95%) từ nguồn nước thải. Trong quá trình này, Ozone hóa kết hợp với các gốc OH- để tăng khả năng khử hiệu quả các chất hữu cơ trong nước thải. Việc sử dụng H2O2 cùng Ozone chỉ diễn ra ở mức độ cao khi chúng tác động trực tiếp lên nhau. Một số chất xúc tác tham gia quá trình Ozone hóa bao gồm OH-, Fe2+ và Al3+.

Keo tụ – Tạo bông: Nước thải đi qua một bể keo tụ – tạo bông, trong đó hóa chất PAC (Poly Aluminum Chloride) được thêm vào nhằm liên kết chất cặn và hình thành các hạt bông cặn có kích thước lớn hơn. Quá trình này giúp tách riêng chất cặn.

Bể xử lý sinh học thiếu khí là nơi thực hiện quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, trong đó các vi sinh vật (VSV) thiếu khí hoạt động trong môi trường không có oxy để phân hủy và hấp thụ các hợp chất hữu cơ và các chất khoáng khác làm thức ăn và chất dinh dưỡng. Để tăng cường hiệu quả của quá trình, nước thải được đưa qua bể hiếu khí và được cung cấp oxy liên tục bằng máy thổi khí, giúp các VSV hiếu khí phát triển và tạo sinh khối mới.

Bể xử lý sinh học hiếu khí được trang bị màng lọc sinh học MBR với lỗ lọc vô cùng nhỏ để loại bỏ chất hữu cơ và chất thải ô nhiễm. Trên bề mặt vật liệu lọc, vi khuẩn hiếu khí VSV cố định và xử lý các chất ô nhiễm phức tạp thành các chất vô cơ đơn giản. Bùn cặn được tái sử dụng để giữ mật độ vi khuẩn VSV trong bể, trong khi một phần được đưa vào bể chứa bùn để xử lý định kỳ.

Bể khử trùng được sử dụng để xử lý nước bằng cách cho nước sạch chảy qua hệ thống lọc và chảy vào bể khử trùng. Để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn và sinh vật gây bệnh mà giai đoạn trước chưa thể loại bỏ, chúng ta thêm hóa chất khử trùng như Clorin hoặc NaOCl vào nước. Sau quá trình xử lý này, nước thải được sản xuất phải đáp ứng các tiêu chuẩn của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 28:2010/BTNMT.

Lưu ý khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm

Để đảm bảo hiệu quả hoạt động của hệ thống xử lý khí thải phòng thí nghiệm, quá trình xây dựng đòi hỏi tính toán và thiết kế tối ưu hóa chi tiết từng khâu công việc. Cần phải chú ý đến các vấn đề sau:

  • Kết cấu và vật liệu: Thiết kế phải phù hợp với kết cấu của công trình và sử dụng vật liệu cấu tạo đảm bảo tính chất kỹ thuật theo yêu cầu được đề xuất trên bản vẽ thiết kế.
  • An toàn: Cần đảm bảo hệ thống xử lý nước thải được thiết kế đáp ứng các yêu cầu về phòng chống cháy nổ và lối thoát hiểm.
  • Kết cấu và nền móng: Tính toán và thiết kế kết cấu và nền móng của hệ thống dẫn nước và công trình xử lý nước mưa và nước thải phải hạn chế tối đa hiện tượng lún không đều và có giải pháp thiết kế chống đẩy nổi công trình xử lý.
  • Tối ưu diện tích: Các hạng mục trong công trình xử lý nước thải nên được kết hợp khối lại thành một công trình chung dễ quản lý và giảm diện tích mặt bằng.

Chi phí xử lý nước thải phòng thí nghiệm

  • Thành phần và tính chất nước thải: Chi phí phụ thuộc vào thành phần và tính chất của nước thải, bao gồm nồng độ chất ô nhiễm có trong nước.
  • Lưu lượng và nguồn tiếp nhận: Chi phí cũng phụ thuộc vào lưu lượng nước thải được xả ra và đặc điểm của nguồn tiếp nhận nước thải.
  • Công nghệ xử lý: Sự lựa chọn và áp dụng công nghệ xử lý nước thải cũng ảnh hưởng đáng kể đến chi phí. Các công nghệ xử lý có thể khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu và điều kiện cụ thể.
  • Tiêu chuẩn xử lý: Chi phí cũng phụ thuộc vào mức đạt được của tiêu chuẩn nước thải sau khi xử lý, có thể là tiêu chuẩn cột A hoặc cột B.

Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác phụ thuộc vào các điều kiện thực tế của từng địa điểm cụ thể. Để đảm bảo sự hài lòng và yên tâm cho khách hàng, Hợp Nhất cam kết mang đến chất lượng hàng đầu, dịch vụ hỗ trợ tận tình và hiệu quả xử lý nước thải phòng thí nghiệm tốt nhất hiện nay.

Hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm

ĐÔNG DƯƠNG LFS

Công ty CP Nội thất và Dịch vụ phòng thí nghiệm Đông Dương là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, sản xuất, thi công nội thất phòng thí nghiệm, bàn thí nghiệm, tủ hút khí độc, phụ kiện,... uy tín tại Việt Nam.

Hãy để LFS hỗ trợ bạn

Liên hệ tư vấn