banner-LFS

Tiêu chuẩn ISO 9000. Những điều doanh nghiệp cần biết

Cập nhật: 16 Aug 2023
iso 9000

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ là khía cạnh quan trọng mà khách hàng mà doanh nghiệp luôn đặt lên hàng đầu. Sản phẩm hoặc dịch vụ mà không đáp ứng được kỳ vọng của người sử dụng sẽ gây thiệt hại nặng nề về sự tin tưởng cùng lòng trung thành của họ.

Vậy để luôn duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, cũng như duy trì sự hài lòng của khách hàng các doanh nghiệp cần thực hiện một số biện pháp cụ thể. Để làm được việc này, tiêu chuẩn ISO 9000 là một bộ hướng dẫn quan trọng.

Tiêu chuẩn ISO 9000 là gì ?

ISO 9000 là một tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến quản lý chất lượng trong tổ chức thuốc các lĩnh vực khác nhau. Nó cung cấp các khái niệm cơ bản liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng, đồng thời tạo nền tảng cho các tiêu chuẩn khác có liên quan.

ISO 9000 được phát triển nhằm hỗ trợ các tổ chức và doanh nghiệp trong việc hiện thực hóa một cách hiệu quả mọi yếu tố của hệ thống quản lý chất lượng. Mục tiêu là duy trì một hệ thống chất lượng vững chắc và đạt được kết quả tốt. Điều đáng chú ý, tiêu chuẩn này không giới hạn ứng dụng cho bất kỳ ngành nghề cụ thể nào, mà có thể áp dụng trong mọi loại tổ chức và ở mọi quy mô.

ISO 9000 là gì
Tiêu chuẩn chứng nhận ISO 9000 quản lý chất lượng

Lịch sử hình thành các phiên bản tiêu chuẩn ISO 9000

Tiêu chuẩn ISO 9000 lần đầu được công bố vào năm 1987 bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO). Đây là tổ chức quốc tế chịu trách nhiệm về việc thiết lập các tiêu chuẩn hoá. Tiêu chuẩn ISO 9000 đã trải qua 3 lần sửa đổi lớn vào năm 2000, 2008 và gần nhất là tháng 09/2015.

Tại Mỹ, Tổ chức Kiểm định Chất lượng Hoa Kỳ (ASQ), quản lý các Nhóm Tư vấn Kỹ thuật và các tiểu ban chịu trách nhiệm phát triển bộ tiêu chuẩn ISO 9000. ASQ đã được Viện tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) công nhận quá trình phát triển tiêu chuẩn của họ.

Từng phiên bản của ISO 9000:

  • ISO 9000:1987 Các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng – Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng
  • ISO 9000:2000 – Hệ thống quản lý chất lượng cơ sở và từ vựng
  • ISO 9000:2005 – Hệ thống quản lý chất lượng – cơ sở từ vựng
  • ISO 9000: 2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – cơ sở từ vựng

Những tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000

ISO 9000 tập trung vào việc cung cấp các nguyên tắc cơ bản và từ vựng liên quan đến quản lý chát lượng. Do đó, các cá nhân, tô chức, doanh nghiệp không thể được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9000.

Tuy nhiên, các tổ chức và doanh nghiệp có thể đạt chứng nhận theo tiêu chuản ISO 9001, đây là một phần của bộ tiêu chuẩn ISO 9000. Quá trình đạt chứng nhận ISO 9001 là quá trình phức tạp kéo dài hơn một năm. Quá trình này yêu cầu cung cấp nhiều tài liệuq uan trọng để chứng minh sự tuân thủ, phù hợp với yêu cầu của các tiêu chuẩn.

ISO 9000 bao gồm những tiêu chuẩn cơ bản sau: ISO 9000:2015, ISO 9001:2015, ISO 9004:2018, ISO 19011:2018

So sánh ISO 9000 và ISO 9001

So sánh ISO 9000 và ISO 9001

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 hay còn gọi là họ tiêu chuẩn ISO 9000, bao gồm loạt các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng. Trong số này ISO 9001 là một tiêu chuẩn cụ thể. Ngoài ra, bộ tiêu chuẩn ISO 9000 gồm tiêu chuẩn riêng gọi là ISO 9000. Tiêu chuẩn nay tập trung vao việc đề xuất các nguyên tắc cơ bản, liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng (QMS).

ISO 9000 giải thích các nguyên tắc cốt lõi về hệ thống quản lý chất lượng, trong đó ISO 9001 xác định các yêu cầu mà tổ chức cần tuân theo để đạt được chứng nhận về quản lý chất lượng. ISO 9000 chứa các định nghĩa và thuật ngữ không thể thiếu để giúp xây dựng sự hiểu biết chính xác về các khians niệm quản lý chất lượng được sử dụng trong ISO 9001   

Mục tiêu chính của tiêu chuẩn ISO 9000 là tăng cường nhận thức của tổ chức về trách nhiệm và cam kết của họ trong việc đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng từ khách hàng cùng các bên liên quan khác. Đồng thời, nó giúp cho tổ chức đạt được sự hài lòng của khách hàng từ sản phẩm đến dịch vụ thống qua việc thiết lập hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả.

Nôi dung của bộ tiêu chuẩn ISO 9000

Bộ tiêu chuẩn này cung cấp các nguyên tắc cơ bản, từ vựng liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng (QMS). Nó không đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với hệ thống quản lý chất lượng mà tập chung vào các khái niệm và nguyên tắc cốt lõi. Dưới đây là một số nội dung chính của nó:

  • Phạm vi mục tiêu: Định rõ phạm vi của tiêu chuẩn và mục tiêu đề ra. Giúp người đọc hiểu được phạm vi của quản lý chất lượng cùng các khía cạnh liên quan
  • Nguyên tắc cơ bản của quản lý chất lượng: Trình bày những nguyên tắc cốt lõi mà hệ thống quản lý chất lượng phải tuân theo.
  • Từ vựng và định nghĩa: Cung cấp các định nghĩa quan trọng vè khái niệm liên quan đến quản lý chất lượng.
  • Sự liên kết với các tiêu chuẩn khác: Như tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 9004, ISO 19011
  • Sự áp dụng: Hướng dẫn về cách áp dụng tiêu chuẩn trong tổ chức, tuỳ theo mục tiêu và yêu cầu cụ thể

Các nguyên tắc cần biết của tiêu chuẩn ISO 9000

Lấy khách hàng làm trọng tâm

  • Hiểu nhu cầu của khách hàng
  • Điểu chỉnh mục tiêu doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu và mong đợi của khách hàng
  • Đáp ứng nhu cầu từ đó đo lường nhu cầu của khách hàng
  • Nghiên cứu thêm về trải nghiệm của khách hàng

Khả năng lãnh đạo

  • Hoạch định được tầm nhìn, định hướng doanh nghiệp
  • Đặt niềm tin cho tổ chứ
  • Tạo lập niềm tin với nhân viên
  • Biết cách trao quyền và kiểm soát
  • Tích cực ghi nhận những đóng góp của nhân viên

Sự tham gia của nhân viên

  • Đảm bảo việc sử dụng và đánh giá khả năng của nhân viên
  • Cho phép mọi người tham gia vào việc cải tiến liên tục
  • Tự đánh giá và đánh giá hiệu suất các cá nhân
  • Thúc đẩy học tập và chia sẻ kiến thức

Tiếp cận quy trình

  • Các hoạt động cần được quản lý thực hiện có quy trình
  • Đo lường khả năng các hoạt động
  • Ưu tiên các cơ hội cải tiến và triển khai nguồn tài nguyên 1 cách hiệu quả

Sự cải tiến

  • Tối ưu hoá hiệu suất và năng suất của tổ chức
  • Điều chính các hoạt động để tạo sự cải tiến
  • Trao quyền cho mọi nhân viên để thực hiện việc cải tiến
  • Thiết lập công thức để đo lường sự cải tiến một cách nhất quán
  • Ghi nhận và đánh giá những thành tựu từ những cải tiến
  • Nghiên cứu thêm về các phương pháp để thực hiện cải tiến quá trình liên tục

Ra quyết định từ bằng chứng xác thực 

  • Đảm bảo tính chính xác, đáng tin khi truy cập dữ liệu
  • Áp dụng các phương pháp phân tích dữ liệu thích hợp
  • Từ kết quả phân tích đưa ra quyết định
  • Tạo sự cân đối giữa phân tích dữ liệu và kiến thức thực tế
  • Nghiên cứu các công cụ giúp ra quyết định

Quản lý các mối quan hệ

  • Đánh giá và lựa chọn các nhà cung cấp để tối ưu về chi phí, chất lượng
  • Thiết lập và xem xét các mỗi quan hệ ngắn và dài hạn
  • Chia sẻ kiến thức, tài liệu, thông tin và kế hoạch đối với các đối tác hợp tác
  • Hợp tác chặt chẽ trong các hoạt động cải tiến và phát triển
  • Ghi nhận, tông vinh thành công của các nhà cung cấp
  • Tìm hiểu thêm về chất lượng và các tài nguyên liên quan đến quản lý chuỗi cung ứng.

Kết luận

Hy vọng với những thông tin mà Đông Dương LFS đã nêu ở trên sẽ hỗ trỡ Quý khách hàng trong việc thực hiện, duy trì tiêu chuẩn ISO 9001 – Hệ thống quản lý chất lượng.