banner-LFS

Các quy tắc về an toàn phòng thí nghiệm mà bạn cần biết

Cập nhật: 20 Feb 2023
an toàn phòng thí nghiệm

Bạn có thắc mắc về an toàn phòng thí nghiệm, gồm các quy định chung, nội quy, trách của cán bộ nhân viên cũng như các biện pháp đảm bảo an toàn khi làm việc với hóa chất. Cách sơ cứu trong các trường hợp chấn thương hoặc ngộ độc ?

Hôm nay, Công ty Đông Dương LFS sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về an toàn phòng thí nghiệm. Chúng tôi sẽ giải đáp từng câu hỏi của bạn, bao gồm khái niệm về an toàn phòng thí nghiệm, quy định chung và nội quy phòng thí nghiệm, trách nhiệm của cán bộ và nhân viên, các biện pháp đảm bảo an toàn khi làm việc với hóa chất, cũng như cách sơ cứu trong trường hợp chấn thương và ngộ độc.

An toàn phòng thí nghiệm là gì ?

An toàn phòng thí nghiệm là bộ các quy tắc để những người làm việc trong phòng thí nghiệm tuân thủ. Việc tuân theo các quy tắc sẽ giúp việc nghiên cứu trở nên an toàn và thuận lợi tránh được những rủi ro xảy ra về người và của cho phòng lab

Bất cứu phòng thí nghiệm trong lĩnh vực nào đều phải đặt việc đảm bảo an toàn trong phòng thí nghiệm lên hàng đầu. 

Để đảm bảo an toàn và tránh những sự cố không mong muốn, mỗi nhân viên đều phải thực hiện theo bộ quy tắc đã đề ra. Hơn nữa, phải trang bị và sử dụng đầy đủ các thiết bị bảo hộ cho lao động. Việc này sẽ giúp bảo vệ tối đa sức khoẻ và an toàn cho mọi người trong phòng thí nghiệm.

Bộ quy tắc chung về an toàn phòng thí nghiệm

Các quy định chung cho an toàn phòng thí nghiệm bao gồm một bộ hướng dẫn và thực hành được thiết kế để đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho nhân viên trong phòng thí nghiệm và giảm thiểu rủi ro tai nạn. Một vài quy định phổ biến về an toàn trong phòng thí nghiệm:

  • Dán nhãn và bảo quản hoá chất, vật liệu nguy hiểm đúng cách
  • Sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân thích hợp như áo khoác, găng tay, kính bảo hộ, mặt nạ phòng độc.
  • Xử lý, tiêu huỷ chất thải và vật liệu nguy hiểm một cách an toàn
  • Kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị sử dụng trong phòng thí nghiệm
  • Lên kế hoạch đào tạo cho nhân viên phòng cho những trường hợp khẩn cấp
  • Kiểm tra sự an toàn của phòng thí nghiệm thường xuyên bởi các chuyên gia 
  • Tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình phòng thí nghiệm và quy trình vận hành tiêu chuẩn
  • Nghiêm cấm tuyệt đối các hành vi ăn uống, hút thuốc. Tóc tai phải cột lên gọn gàng.
  • Không được nếm, thử hoá chất. Không được nhìn xuống ống nghiệm
  • Rửa sạch vị trí bị tiếp xúc với hóa chất. Làm đổ hóa chất hoặc gây ra tai nạn phải báo với người phụ trách ngay lập tức.
  • Nếu chưa hiểu hay nắm rõ được vấn đề cần hỏi ngay người phụ trách.

Những điều cần làm để đảm bảo an toàn phòng thí nghiệm

Đông Dương LFS sẽ đưa cho bạn một vài lưu ý cần thiết để đảm bảo an toàn tại phòng thí nghiệm

Quy định đối với nhân viên trong phòng thí nghiệm

Các quy định phục vụ an toàn cho nhân viên trong phòng thí nghiệm được đưa ra để đảm bảo môi trường làm việc hiệu quả, an toàn.

  • Tuân thủ tuyệt đối việc sử dụng các trang bị bảo hộ cá nhân theo quy định về an toàn lao động
  • Luôn giữ cho phòng thí nghiệm sạch sẽ, với các vật liệu và thiết bị được cất giữ đúng cách, dán nhãn rõ ràng.
  • Tóc tai nhân viên phải gọn gàng, tóc dài phải buộc. Móng tay, móng chân phải cắt gọn gàng, không làm nail khi đang làm việc.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về ăn uống và hút thuốc trong phòng.
  • Không sử dụng kính áp tròng khi làm việc trong phòng

Quy định về an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm

thiết bị an toàn phòng thí nghiệm

Để luôn đảm bảo được an toàn trong phòng thí nghiệm. Các cán bộ, nhân viên phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn. Trước khi sử thiết bị, dụng cụ thí nghiệm cần kiểm tra cẩn thận để đảm bảo mọi thứ hoạt động tốt không gây ra nguy hiểm. Khi cất nước, phải kiểm tra thường xuyên kiểm tra nguồn nước để tránh bị cạn nước.

Sau khi sử dụng các thiết bị như lò nung, tủ sấy, …. phải chú ý tắt công tắc và nguồn điện để tránh gây cháy nổ. Phòng thí nghiệm cũng phải được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ như quạt hút, vòi cấp cứu mắt, vòi sen cấp cứu toàn thân.

Không đổ hóa chất nguy hiểm vào bồn rửa việc này có thể gây nguy hiểm. Khi sử dụng hoá chất đang sôi cần hạn chế nhìn vào để không bắn vào mắt. Nhân viên cần phải nắm rõ các vị trí trong phòng để thao tác một cách nhanh chóng và an toàn.

Sau khi hoàn thành, cần rửa dụng cụ và dọn dẹp về đúng nơi quy định. Giữ vệ sinh khu vực làm việc luôn khô ráo sạch sẽ. Vệ sinh mặt bàn làm việc sau mỗi ca làm việc

Khi thu nhặt thuỷ tinh vỡ cần đeo găng tay để đảm bảo an toàn. Không để dụng cụ, hoá chất trên lối đi và sàn nhà.

Tất cả các sự cố trong phòng thí nghiệm cần được ghi chép lại và thông báo ngay cho trưởng phòng QLCL hoặc phòng an toàn.

Trước khi ra về, nhân viên cần kiểm tra lại máy móc, thiết bị và tắt nguồn điện để đảm bảo an toàn. Tất cả nhân viên trong phòng thí nghiệm phải tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn để đảm bảo sự an toàn cho bản thân và người khác.

Quy định trong việc sang chiết hóa chất

Để đảm bảo an toàn trong việc chiết rót hóa chất trong phòng thí nghiệm, cần tuân thủ các quy định sau:

  1. Các chai, cốc đựng hóa chất cần được dán nhãn phân biệt để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.
  2. Trước khi rót hóa chất, cần kiểm tra nhãn trên chai để đảm bảo đúng loại và số lượng hóa chất.
  3. Luôn luôn làm đầy buret dưới mắt để tránh bắn hoặc tràn hóa chất. Trường hợp chiết rót hóa chất độc hại cần thực hiện trong tủ hút.
  4. Khi tiếp xúc hoặc di chuyển hóa chất, phải đeo khẩu trang phòng độc, bao tay, mắt kính để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  5. Khi chiết rót hóa chất, cần cẩn trọng để không làm rơi vãi hoặc tung bụi hóa chất ra ngoài.

Tuân thủ các quy định trên sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tai nạn và đảm bảo an toàn cho nhân viên phòng thí nghiệm.

Chất thải phòng thí nghiệm

Quản lý chất thải phòng thí nghiệm đúng cách là rất quan trọng đối với sự an toàn của nhân viên phòng thí nghiệm và môi trường. Dưới đây là một số quy định về kiểm soát chất thải phòng xét nghiệm:

  • Tất cả chất thải phòng thí nghiệm phải được dán nhãn đúng cách và phân loại thành các loại thích hợp, chẳng hạn như chất thải nguy hại, không nguy hiểm và nguy hiểm sinh học.
  • Chất thải nguy hại, chẳng hạn như hóa chất, dung môi và thuốc thử, phải được thu gom và xử lý theo quy định và hướng dẫn của địa phương. Điều này có thể liên quan đến việc sử dụng các thùng chứa đặc biệt và sắp xếp để các công ty quản lý chất thải được ủy quyền thu gom chất thải nguy hại.
  • Chất thải không nguy hại, chẳng hạn như giấy, nhựa và thủy tinh, nên được thu gom và xử lý trong các thùng chứa riêng để tái chế hoặc xử lý thường xuyên.
  • Chất thải nguy hại sinh học, chẳng hạn như môi trường nuôi cấy đã qua sử dụng và vật liệu bị ô nhiễm, phải được thu gom và xử lý theo các quy trình xử lý chất thải nguy hại sinh học thích hợp. Điều này có thể bao gồm nồi hấp hoặc đốt.
  • Hóa chất không sử dụng hoặc hết hạn nên được xử lý theo cách an toàn và thân thiện với môi trường, chẳng hạn như trả lại cho nhà sản xuất hoặc sắp xếp để xử lý đúng cách bởi một công ty quản lý chất thải được ủy quyền.
  • Nhân viên phòng thí nghiệm phải được đào tạo về các quy trình quản lý chất thải thích hợp và được tiếp cận với các thùng chứa và thiết bị xử lý chất thải thích hợp.

Cách sơ cứu chấn thương, ngộ độc trong phòng thí nghiệm

Ngộ độc phòng thí nghiệm

Khi gặp các trường hợp bị bỏng trong phòng thí nghiệm thì cần phân biệt các loại bỏng để có cách xử lý đúng:

  • Nếu vết bỏng là do dung môi dễ cháy như benzen, axeton (C6H6, CH3COCH3, …), cần sử dụng khăn vải \khăn tẩm nước để chụp lên vết cháy, sau đó dùng cát hoặc bao tải ướt để dập tắt đám cháy. Không nên dùng nước để rửa vết bỏng, thay vào đó dùng gạc tẩm dung dịch thuốc tím (KMnO4 1%) hoặc axit picric H3BO3 2% để băng nhẹ vết thương.
  • Nếu vết bỏng do kiềm đặc hoặc xút ăn da thì cần dùng nước sạch để rửa vết thương nhiều lần, tiếp đó rửa bằng dung dịch axit axetic 5%. Nếu kiềm bắn vào mắt, cần rửa nhiều lần bằng nước sạch sau đó dùng dung dịch axit boric 2% để rửa.
  • Nếu vết bỏng do axit đặc như axit sunfuric, axit nitric (H2SO4, HNO3,…), đầu tiên cần rửa bằng nước sạch nhiều lần, sau đó sử dụng dung dịch amoniac 5% hoặc dung dịch NaHCO3 10% để loại bỏ axit trên vùng bị bỏng. Không sử dụng xà phòng để rửa vết thương. Nếu axit rơi vào mắt, cần rửa kỹ nhiều lần bằng nước sạch, nước cất hoặc nước đun sôi để nguội, sau đó sử dụng dung dịch natri hydro cacbonat (NaHCO3) 3%.
  • Đối với bỏng photpho cần phải rửa vết thương bằng dung dịch đồng sunphat 2%. Không sử dụng thuốc mỡ. Tiếp theo sử dụng gạc tẩm dung dịch đồng sunphat 2% hoặc dung dịch thuốc tím KMnO4 3% đặt lên vết thương. Vết bỏng loại này sẽ lâu khỏi hơn so với các loại bỏng khác, do đó cần tránh gây nhiễm trùng. 

Các trường hợp ngộ độc trong phòng thí nghiệm, thì cách sơ cứu phải phù hợp với từng loại ngộ độc.

  • Ngộ độc do uống nhầm axit, cần cho nạn nhân uống nước đá và hỗn hợp vỏ trứng nghiền nhỏ (1/2 thìa con trong cốc nước) kèm theo bột magie oxit (MgO) trộn với nước (29 gam trong 300ml nước) và uống từ từ.
  • Nếu ngộ độc do hút phải kiềm như amoniac hay xút ăn da, cần sơ cứu bằng cách uống giấm loãng (axit axetic 2%) hoặc nước chanh.
  • Nếu ngộ độc do ăn phải hợp chất của thuỷ ngân, cần làm nạn nhân nôn ra rồi cho uống sữa có pha lòng trắng trứng và sau đó uống than hoạt tính.
  • Nếu ngộ độc do phốt pho trắng, cần làm nạn nhân nôn ra, rồi cho uống dung dịch đồng sunphat (CuSO4) 0,5 gam trong một lít nước kèm nước đá. Không được uống sữa, lòng trắng trứng, dầu mỡ vì các chất này hoà tan photpho.
  • Nếu ngộ độc vì hỗn hợp chì, cần cho nạn nhân uống natri sunphat (Na2SO4) 10% hoặc magie sunphat (MgSO4) 10% trong nước ấm, sau đó uống sữa lòng trắng trứng và uống than hoạt tính.
  • Nếu ngộ độc do hít phải khí độc như khí clo, brom, cần đưa nạn nhân ra chỗ thoáng, nới dây thắt lưng, cho thở không khí có một lượng nhỏ amoniac hoặc có thể dùng hỗn hợp cồn 900 C với amoniac.
  • Nếu ngộ độc do hít phải khí hiđro sunfua hoặc các bon oxit, cần đưa nạn nhân nằm ở chỗ thoáng, cho thở bằng oxi nguyên chất, và có thể thực hiện hô hấp nhân tạo nếu cần thiết.
  • Nếu ngộ độc do hít phải quá nhiều amoniac, cần cho nạn nhân hít hơi nước nóng, sau đó cho uống nước chanh hoặc giấm loãng.

Công ty Đông Dương LFS

Qua bài viết trên công ty Đông Dương LFS gửi đến bạn những thông tin cơ bản về an toàn phòng thí nghiệm. Bài viết giải thích những khái niệm cơ bản về an toàn phòng thí nghiệm, cùng các quy định và nội quy phòng thí nghiệm. Trách nhiệm của cán bộ và nhân viên, cùng với các lưu ý quan trọng khi làm việc với hóa chất.

Công ty Đông Dương LFS chuyên sản xuất các sản phẩm nội thất phòng thí nghiệm, phân phối các sản phẩm an toàn trong phòng thí nghiệm từ các thương hiệu nổi tiếng và uy tín. Ngoài ra công ty còn cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế và lắp đặt phòng thí nghiệm, phòng mổ – phòng sạch, hệ thống xử lý khí, hệ thống xử lý nước. Nếu bạn đang có nhu cầu trong lĩnh vực này hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tận tình và chuyên nghiệp nhất. Đông Dương LFS cam kết cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng đảm bảo an toàn và hiệu quả cho khách hàng.