banner-LFS

Phòng sạch là gì? Kiến thức chung về phòng sạch

Cập nhật: 06 Jan 2023
Phòng sạch là gì? Kiến thức chung về phòng sạch

Cuộc sống hiện nay ngày càng phát triển và yêu cầu về chất lượng ngày càng được nâng cao. Khiến cho các tiêu chuẩn độ sạch, an toàn và chất lượng sản phẩm ngày càng khắt khe. Từ đó mà phòng sạch xuất hiện, nó là một phần không thể thiếu trong tất cả các lĩnh vực hiện nay. Phòng sạch là gì ?và những kiến thức cơ bản cần biết về phòng sạch, hãy cùng Đông Dương LFS tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Phòng sạch là gì? Sự hình thành và phát triển

Phòng sạch là gì? 

Phòng sạch là gì

Phòng sạch hay Clean Room là một phòng hoặc hệ thống các phòng làm việc được thiết kế đặc biệt nhằm kiểm soát các yếu tố như: Số lượng và kích thước hạt bụi trong không khí, áp suất, nhiệt độ, nhiễm khuẩn chéo, độ ẩm … và duy trì chúng ở mức quy định theo các tiêu chuẩn phòng sạch. Phòng sạch hiện nay ngày càng được phổ biến và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất dược phẩm, thực phẩm, công nghệ sinh học, linh kiện điện tử … các ngành yêu cầu về việc kiểm soát mức độ sạch trong sản xuất.

Quá trình hình thành và phát triển

Theo các nhà sử học xác định từ giữa thế kỷ 19, phòng sạch được sử dụng để tạo môi trường tiệt trùng trong phòng mổ của bệnh viện. Tuy nhiên, các phòng sách hiện đại ngày nay được tạo ra nhờ nhu cầu sản xuất và chế tạo vũ khí phục vụ chiến tranh thế giới thứ II.

Dù không thể xác định được thời điểm chính xác, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng bộ lọc không khí HEPA được phát triển trong thế chiến II và được áp dụng vào những năm 1950.

Các phòng sạch ngày nay lần đầu tiên được tạo ra bởi nhà vật lý người Mỹ Willis Whitfield. Thời gian đầu, phòng sạch luôn bị ô nhiễm bởi các hạt bụi và các luồng không khí không thể đoán trước trong phòng. Nhận thấy đây là vấn đề nghiêm trọng cần phải được khắc phục, Whitfield cùng các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Sandia đã tạo ra công nghệ dòng khí chảy tầng (Laminar Flow) vào năm 1961 và nó được sử dụng trong phòng sạch cho đến ngày nay.

Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp sự “sạch” của phòng sạch cũng được nâng cấp qua nhiều năm. Để đáp ứng sự phát triển của nhu cầu sạch các thiết bị như Air Shower, Pass Box, AHU (Hệ thống điều hòa nhiệt độ và độ ẩm), quần áo bảo hộ …. là không thể thiếu.

Thời điểm hiện nay phòng sạch đã và đang ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp như nghiên cứu không học, công nghệ phần mềm, sản xuất, hàng không vũ trụ và sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm….

Tổng quan kiến thức về phòng sạch

Bất kỳ công việc hay lĩnh vực nào cũng cần phải có kiến thức nhất định mới có thể hoạt động được. Vậy đối với phòng sạch thì ta cần biết những gì. Dưới đây là những kiến thức quan trọng mà Đông Dương LFS nghĩ rằng bạn cần biết. Tất cả kiến thức dưới đây đã được chúng tôi tổng hợp ngắn gọn và dễ hiểu nhất

Tổng quan kiến thức về phòng sạch

Tiêu chuẩn phòng sạch

Kiến thức đầu tiên và cũng là kiến thức quan trọng nhất chắc chắn phải là các tiêu chuẩn phòng sạch. Để có thể tiến hành xây dựng ta phải hiểu được bản chất của nó, phòng sạch cần đảm bảo được những điều kiện gì, thông số ra sao, phục vụ cho ngành nào thì cần những tiêu chuẩn nào để phù hợp.

Các cấp độ sạch

Cấp độ sạch là một phần cực kỳ quan trọng khi xây dựng phòng sạch của bạn. Bạn cần nắm rõ được phòng sạch của mình ứng dụng cho ngành nào và ngành đó cần cấp độ sạch nào theo tiêu chuẩn về cấp độ sạch. Khi nắm được những điều đó mới áp vào các tiêu chuẩn phù hợp với cấp độ sạch và mọi quá trình về sau đều phụ thuộc vào nó.

Thiết kế 

Sau khi đã xác định được mục đích, cấp độ của phòng thì chúng ta phải lên thiết kế trước khi đi vào thi công, xây dựng. Thiết kế chính là lập kế hoạch và hoạch định mọi thứ cho phòng sạch của bạn. Tuỳ vào mục đích sử dụng và cấp độ sạch ta sẽ có được bản thiết kế phù hợp nhất. Nhìn vào thiết kế bạn sẽ biết được phòng sạch của mình cần những gì và quy trình hoạt động như thế nào.

Thi công và xây dựng

Thi công phòng sạch ngoài kiến thức về thi công thông thường thì đội ngũ thi công xây dựng còn phải có cả kiến thức về phòng sạch. Chất lượng hoàn thiện công trình của bạn phụ thuộc hoàn toàn vào quá trình thi công. Đơn vị thi công phải nắm chắc chắn được phương pháp thi công. Chủ đầu tư cũng phải giám sát quá trình thi công, dù không thể nắm được chi tiết phương pháp thi công thì cũng cần phải có các kiến thức tổng quát về thi công phòng sạch.

Tiêu chuẩn phòng sạch

Các yếu tố cơ bản

Các yếu tố cơ bản phải có là:

  • Nhiệt độ
  • Độ ẩm
  • Áp suất
  • Độ sạch
  • Khả năng nhiễm khuẩn chéo

Nhiệt độ, độ ẩm là hai yếu tố cơ bản cần đảm bảo để khiến cho nhân viên làm việc trong phòng thoải mái, phù hợp với những yêu cầu đặc thù của phòng. Áp suất, độ sách, khả năng nhiễm khuẩn chéo liên quan mật thiết với nhau vì chúng đều giúp duy trì độ sạch. Phòng sạch cần có độ chênh áp với môi trường bên ngoài để tránh không khí bên ngoài thâm nhập vào gây nhiễm bẩn, cũng như không khí bên trong không thể tràn ra bên ngoài.

Trạng thái phòng sạch

Có 3 trạng thái mà chúng ta cần biết là:

  • Trạng thái thiết lập: Phòng đã xây dựng xong và chưa có thiết bị
  • Trạng thái dừng nghỉ: Phòng sạch đã hoàn thành có đầy đủ thiết bị nhưng chưa có nhân viên làm việc
  • Trạng thái hoạt động: Mọi thứ trong phòng được vận hành theo đúng yêu cầu.

Các tiêu chuẩn phòng sạch

  • Tiêu chuẩn FED STD 209E
  • Tiêu chuẩn quốc tế ISO 14644-1
  • Tiêu chuẩn GMP

Tiêu chuẩn FED STD 209E là tiêu chuẩn đầu tiên đưa ra các tiêu chí đánh giá về cấp độ phòng sạch. Tiêu chuẩn này đã bị huỷ bỏ vào ngày 29/11/2001 bởi Cơ quan Quản lý Dịch vụ Tổng hợp Hoa Kỳ (GSA). Tiêu chuẩn ISO 14644-1 được ra đời năm 1999 bởi tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc Tế. Tiêu chuẩn GMP là tiêu chuẩn được đưa ra bởi GMP, áp dụng bắt buộc cho các nhà máy sản xuất dược phẩm.

Xem thêm: Tiêu chuẩn Class 1000 – ISO 6

Những thông số khác

  • Số lần trao đổi không khí: Số lần trao đổi không khí càng cao thì phòng càng sạch. Đây là yếu tố để phân chia cấp độ sạch của phòng.
  • Tỷ lệ bao phủ của lọc: Tỷ lệ bao phủ càng lớn thì độ sạch càng cao
  • Vận tốc dòng khí: Vận tốc càng lớn thì độ sạch của phòng càng cao
  • Kiểu dòng chảy khí: Dòng chảy tầng (Laminar Flow), Dòng chảy nổi (Non-Laminar Air Flow)
  • Thiết kế luồng không khí: Kiểu đơn hướng (sử dụng trong môi trường kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm), kiểu tuần hoàn (Sử dụng cho các phòng có yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm và cách ly với môi trường bên ngoài)

Ứng dụng phòng sạch

Hiện nay có rất nhiều ngành và lĩnh vực ứng dụng phòng sạch trong sản xuất, chế tạo như: Thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, sản xuất chất bán dẫn, sản xuất thiết bị điện tử, thiết bị y tế …

Sản xuất điện tử

Đây có thể coi là cốt lõi của mọi ngành sản xuất, do đó phòng sạch sẽ càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hiện đại.

Thiết bị phòng sạch

Đây là những vật tư, máy móc thiết bị giúp tạo ra và duy trì môi trường đạt chuẩn bên trong phòng.

  • FFU (Fan Filter Unit): Quạt lọc khí
  • AHU (Air Handling Unit):
  • Hepa Box: Hộp lọc HEPA
  • Air Shower: Buồng thổi khí, loại bỏ sạch bụi bẩn của đồ vật, con người trước khi vào phòng
  • Pass Box: Hộp trung chuyển, giảm nhiễm khuẩn chéo
  • Air Lock
  • Clean Bench
  • Air Filter: Bộ lọc không khí
  • Laminar Air Flow: Hộp khí chảy tầng

Ngoài ra phòng sạch cũng còn cần rất nhiều phụ kiện và thiết bị khác để duy trì độ sạch và đảm bảo an toàn theo yêu cầu.

Nội quy trong phòng sạch

Phòng sạch là một hệ thống rất phức tạp và để duy trì nó được hoạt động liên tục thì nội quy trong phòng là không thể thiếu. Các nội quy đó là:

  • Tuân thủ quy định vệ sinh trước khi vào phòng
  • Không mang đồ dùng cá nhân đồ ăn uống vào phòng
  • Phải mặc trang phục bảo hộ, quần áo chuyên dụng trước khi bước vào phòng
  • Không hút thuốc trong phòng
  • Máy móc, thiết bị, các dụng cụ vệ sinh đều phải được làm sạch như các bề mặt làm việc trực tiếp
  • Các thiết bị, nguyên vật liệu phải được khử trùng trước khi đưa vào phòng
  • Nhân viên trong phòng không được có tiền sử về các bệnh hô hấp, bệnh dạ dày hoặc các bệnh khác có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện các thao tác.
  • Đi nhẹ nói khẽ, cười duyên, không chạy nhảy đùa nghịch ảnh hưởng đến mọi người trong phòng.
  • Hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp cơ thể đối với hoá chất, dung môi trong phòng.

Để tìm hiểu và nắm rõ về phòng sạch thì còn rất nhiều kiến thức chuyên ngành khác. Mong qua bài viết này LFS đã giúp bạn hiểu được phòng sạch là gì? và các kiến thức cơ bản về nó.