banner-LFS

Phòng an toàn sinh học cấp 3. Thiết kế phòng an toàn sinh học cấp 3

Cập nhật: 07 Mar 2023
Phòng an toàn sinh học cấp 3

Qua bài viết này Đông Dương LFS sẽ giới thiệu cho bạn về Phòng an toàn sinh học cấp 3 (BSL-3). Đây là phòng xét nghiệm phục vụ cho những dịch vụ chẩn đoán đặc biệt, nghiên cứu. Tại Việt Nam, hiện chỉ có 5 phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3. Để giúp bạn nắm rõ được các quy định về ATSH cấp 3. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi xin giới thiệu về Điều kiện của phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3.

Tổng quan về phòng an toàn sinh học cấp 3

Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3 (BSL-3) là phòng xét nghiệm được sử dụng cho việc thực hiện chẩn đoán và nghiên cứu đặc biệt đặc biệt và nghiên cứu, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn sinh học. Phòng an toàn sinh học cấp 3 để thực hiện các xét nghiệm trên các loại vi sinh vật nhóm nguy cơ 1, nhóm nguy cơ 2 và nhóm nguy cơ 3. Được quy định theo nghị định 103/2016/NĐ-CP, cũng như các sản phẩm từ vi sinh vật thuộc nhóm nguy cơ 4 đã được xử lý phù hợp với điều kiện của phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3.

  • Nhóm nguy cơ 1: Không có hoặc có ít nguy cơ đối với cá nhân và cộng đồng. Các vi sinh vật thường không có khả năng lây bệnh cho người hay động vật.
  • Nhóm nguy cơ 2: Có nguy cơ tương đối đối với cá nhân và nguy cơ thấp đối với cộng đồng. Các tác nhân có thể gây bệnh cho người hoặc động vật, nhưng thường không phải là mối nguy hiểm cho nhân viên phòng thí nghiệm, cộng đồng, vật nuôi hay môi trường. Phơi nhiễm phòng thí nghiệm có thể gây ra nhiễm trùng nghiệm trọng, nhưng có biện pháp phòng ngừa, điều trị hữu hiệu và nguy cơ lan truyền trong cộng đồng thấp.
  • Nhóm nguy cơ 3: Có nguy cơ cao đối với cá nhân và nguy cơ thấp đối với cộng đồng. Các tác nhân thường gây bệnh nghiêm trọng cho người hoặc động vật nhưng không lan truyền từ người sang người. Có các biện pháp phòng ngừa và điều trị hữu hiệu.

Chi tiết danh mục vi sinh vật theo nhóm nguy cơ: Tại Thông tư 41/2016/TT BYT – Danh mục vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm theo nhóm nguy cơ và cấp độ an toàn sinh học phù hợp kỹ thuật xét nghiệm.

Điều kiện của phòng an toàn sinh học cấp 3

Điều kiện cơ sở vật chất

Đây là một số yêu cầu cơ bản về cơ sở vật chất cho phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3

  • Sàn, tường, bàn thí nghiệm phải được làm bằng vật liệu chống thấm, chịu nhiệt, chống ăn mòn và phải dễ vệ sinh.
  • Phòng xét nghiệm có bồn rửa tay, dụng cụ cấp cứu mắt khẩn cấp, hộp cấp cứu, hệ thống điện và nguồn điện dự phòng.
  • Nước sạch được cung cấp trực tiếp từ đường ống, có thiết bị chống chảy ngược để bảo vệ hệ thống nước công cộng. 
  • Phòng xét nghiệm cần phải đầy đủ ánh sáng, có hệ thống thu gom và xử lý nước thải.
  • Cửa ra vào sử dụng vật liệu chống cháy, chịu lực. Phòng kín để đảm bảo tiệt trùng và luôn duy trì ở áp suất âm.
  • Hệ thống không khí phải thiết kế theo nguyên tắc một chiều, hệ thống báo động áp suất khi áp suất không đạt chuẩn.
  • Phòng thí nghiệm cần có hệ thống liên lạc hai chiều và hệ thống cảnh cáo.

Điều kiện trang thiết bị

Các yêu cầu về trang thiết bị để đảm bảo phòng an toàn sinh học cấp 3 hoạt động ổn định là:

  • Thiết bị phù hợp với kỹ thuật và loại mẫu bệnh phẩm hoặc vi sinh vật được xét nghiệm.
  • Có bao bì và dụng cụ chứa chất thải y tế đúng theo quy định.
  • Sử dụng tủ ATSH cấp II trở lên
  • Các thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm hoặc thiết bị khử khuẩn phải được đặt trong khu vực xét nghiệm.
  • Sử dụng trang thiết bị bảo hộ phù hợp với loại kỹ thuật xét nghiệm phải sử dụng trong khu vực xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên.

Điều kiện về nhân sự trong phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3

  • Trong phòng tối thiểu phải có 2 nhân viên xét nghiệm và 1 nhân viên kỹ thuật vận hành.
  • Các nhân viên xét nghiệm phải văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với loại hình xét nghiệm.
  • Phòng xét nghiệm cần nhân viên chịu trách nhiệm về an toàn sinh học.
  • Nhân viên xét nghiệm và nhân viên kỹ thuật phải được tập huấn về an toàn sinh học cấp 3 trở lên.

Quy định về thực hành

Cơ sở xét nghiệm phải tuân thủ các quy định về việc ra vào khu vực xét nghiệm, chế độ báo cáo và quy định về lưu giữ hồ sơ. Quy trình xét nghiệm phải được thiết kế phù hợp với các loại mẫu bệnh hoặc vi sinh vật được xét nghiệm. Ngoài ra, cơ sở xét nghiệm cần phải có hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị phục vụ hoạt động xét nghiệm, quy trình về khử nhiễm và xử lý chất thải quy định giám sát sức khỏe và y tế, kế hoạch đào tạo và tập huấn nhân viên, quy định lưu giữ và bảo quản mẫu bệnh phẩm và tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Cơ sở xét nghiệm cần đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố an toàn sinh học và phát triển kế hoạch phòng ngừa và xử lý sự cố. Ngoài ra, cơ sở xét nghiệm cần thiết kế quy trình khử trùng vật liệu, dụng cụ, thiết bị, chất lây nhiễm trước khi mang ra khỏi khu vực xét nghiệm, quy trình tiệt trùng khu vực xét nghiệm và quy trình xử lý tình huống khẩn cấp trong khu vực xét nghiệm.

Đơn vị thiết kế phòng an toàn sinh học cấp 3

Trên đây là các thông tin cơ bản về phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3. Bạn có nhu cầu xây dựng phòng an toàn sinh học cấp 3 hãy liên hệ với chúng tôi. 

Chúng tôi, Đông Dương LFS tự hào là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam xây dựng được phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 3 (BSL-3). 

Một vài hình ảnh của dự án tại Viện sinh học nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh

BSL 3

Phòng BSL 3

Bên trong phòng an toàn sinh học cấp 3