An toàn trong phòng thí nghiệm tại sao lại quan trọng? Với những rủi ro tiềm ẩn nêu ở trên có thể dẫn đến những rủi ro thảm khốc trong phòng thí nghiệm.
Các tai nạn xảy ra trong phòng thí nghiệm hàng năm là không thể đong đếm được. Tuy nhiên, có một nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Sức khỏe và An toàn Lao động tiến hàng với 220 người thì có đến 45% trong số đấy từng gặp tai nạn trong phòng thí nghiệm. Trong số này, có khoảng 74% dính tai nạn với hóa chất, trong đó 45% bị hít phải chúng.
Theo một cuộc khảo sát trên tạp chí Nature, có từ 25 – 38% nhân viên trong các phòng thí nghiệm bị thương hoặc đã gặp tai nạn mà không báo cáo với người giám sát hoặc các điều tra viên. Công việc trong phòng thí nghiệm là không thể tránh khỏi những nguy hiểm rình rập. Nhưng có một hướng dẫn đúng đắn thì công việc trong phòng thí nghiệm sẽ luôn đảm bảo được an toàn cho nhân viên. Vậy hãy cùng LFS Đông Dương tìm hiểu về những mối nguy hiểm trong phòng thí nghiệm và các cách đảm bảo an toàn trong phòng thí nghiệm.
Mục lục
An toàn trong phòng thí nghiệm với đồ điện tử
Dây điện, ổ cắm, nguồn điện, mỏ hàn được tìm thấy trong các phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách hoặc không được bố trí đúng, có thể gây ra nguy hiểm.
Dưới đây là một số mẹo để cải thiện an toàn trong phòng thí nghiệm với đồ điện tử:
- Không để dây điện gần nguồn phát nhiệt
- Không đi dây nối quá dài hoặc đi dây nối gần các cửa ra vào.
- Dán nhãn cho các thiết bị điện cao áp, đánh dấu cảnh báo với các thiết bị nguy hiểm.
- Trước khi tiến hành kiểm tra các thiết bị điện, hãy tắt nguồn cầu dao
- Khi kiểm tra mạch điện thì không được biến cơ thể thành mạch kín
- Luôn giữ cho khu vực làm việc gần các thiết bị điện, ổ cắm gọn gàng không có những vật dễ bắt lửa.
- Không sử dụng các chất dễ cháy gần các thiết bị điện.
- Bảng điện cần đặt ở khu vực thuận tiện không bị cản trở, dễ dàng thao tác khi cần.
- Tránh tạo ra tia lửa điện ở những nơi lo ngại về tĩnh điện.
Để giảm thiểu việc phóng tĩnh điện trong phòng thí nghiệm, bạn cần lựa chọn đồ nội thất có khả năng chống tĩnh điện. Nếu trong phòng thí nghiệm của bạn ESD là một vấn đề đáng lo ngại, bạn cần yêu cầu nhân viên mặc đồ bảo hộ PPE hoặc quần áo làm bằng vải phân tán tĩnh điện.
An toàn trong phòng thí nghiệm với tủ hút
Tủ hút là một trang bị nội thất không thể thiếu trong các phòng thí nghiệm. Nó được sử dụng để loại bỏ các chất độc hại như khói, khí, hơi bụi. Ngoài ra, nó cũng đó vai trò phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro cho các phản ứng hóa học trong phòng thí nghiệm.
Tủ hút khí độc có một ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an toàn, nhưng việc tuân thủ một bộ hướng dẫn đặc biệt là rất cần thiết để đảm bảo tủ hút hoạt động một cách an toàn và hiệu quả.
Vào năm 2008, một trợ lý nghiên cứu tại UCLA đã tủ vong do thuốc thử mà cô sử dụng bùng cháy trong không khí. Trong khi đang chuyển dung dịch thử nghiệm bằng ống nghiệm, pít tông đã rơi ra khỏi thùng ống nghiệm, khiến cho thuốc thử tiếp xúc với không khí. Dung dịch đã bắt lửa và lan rộng sang quần áo của người trợ lý.
Dưới đây là danh sách kiểm tra an toàn tủ hút trước khi tiến hành sử dụng:
- Nắm rõ được các hóa chất đang sử dụng, các phản ứng tiềm ẩn của nó.
- Luôn đảm bảo cửa khoang làm việc tủ hút được mở ở độ cao thích hợp để có thể bảo vệ bản thân đúng cách.
- Kiểm tra đồng hồ đo khi để luôn đảm bảo luồng không khí trong phạm vi yêu cầu.
- Đảm bảo quạt hút hoạt động ổn định để khói hóa chất độc hại có thể thoát ra ngoài.
- Kiểm tra các vách ngăn trong quạt thông gió để đảm bảo luồng không khí luôn đồng đều.
- Kiểm tra kỹ để hạn chế các nguồn tia lửa điện có thể gây cháy nổ.
- Đảm bảo rằng các nhân viên thực hành với tủ hút đề mặc đồ bảo vệ thích hợp…
Tất cả nhân viên trong PTN đều cần được đào tạo đúng về cách sử dụng tủ hút. Để đảm bảo an toàn trong phòng thí nghiệm. Ngoài những nhân viên mới, thì những nhân viên cũ cũng cần phải được đào tạo lại thường xuyên khi có bất kỳ hóa chất nào mới được sử dụng.
An toàn trong phòng thí nghiệm với dụng cụ thủy tinh
Để đảm bảo an toàn trong phòng thí nghiệm khi xử lý các dụng cụ thủy tinh như cốc có mỏ, phễu, burette, kỹ thuật viên có thể thực hiện một số bước tự bảo vệ bản thân
Một vài lời khuyên để bảo vệ bản thân khi sử dụng các dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm:
- Kiểm tra thật kỹ các dụng cụ trước khi tiến hành sử dụng để đảm bảo chúng không nứt, sứt mẻ …
- Chuyển chất lỏng từ dụng cụ này sang dụng cụ khác một đều chậm rãi
- Không để đồ thủy tinh vào các cạnh sắc nhọn khi làm việc.
- Mặc đồ bảo hộ thích hợp khi làm việc
An toàn trong phòng thí nghiệm với hoá chất
Việc sử dụng các hóa chất trong phòng thí nghiệm, có thể gây nguy hiểm đáng kể cho sức khỏe nhân viên. Vì vậy, tổ chức Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp của Mỹ đã thiết lập các quy tắc hạn chế tiếp xúc với hơn loại 400 loại hòa chất khác nhau. Nó gồm các chất có thể gây ung thư, chất ăn mòn, chất độc thần kinh và những chất không có lợi cho sức khỏe.
Để đảm bảo an toàn, mỗi nhân viên trong phòng thí nghiệm cần phải được đào tạo về các loại hóa chất sẽ sử dụng tại nơi làm việc. Các phòng thí nghiệm cần xác định được các mối nguy hiểm có thể say ra để lập kế hoạch đối với các loại hòa chất. Kế hoạch này là một trường trình rõ ràng, trong đó nêu rõ các chính sách, quy trình cũng trách nhiệm phải tuân thủ để bảo vệ sức khỏe nhân viên khỏi các nguy cơ của hòa chất tại nơi làm việc.
Dưới đây là một vài lời khuyên để tăng cường độ an toàn trong phòng thí nghiệm:
- Đảm bảo trang phục nhân viên mặc đều có khả năng chống hóa chất, có khả năng bay hơi nhanh chống lại nhiều loại axit, kiềm
- Không để các loại hóa chất mở, không được giám sát
- Không sử dụng, lưu trữ thực phẩm và đồ uống tại nơi sử dụng các hóa chất độc hại.
- Không đổ, thải trực tiếp hoá chất xuống cống rãnh. Phải xử lý hóa chất, chất thải sinh học theo đúng quy định.
- Không lưu trữ hoá chất trong tủ hút mà cần lưu trữ trong tủ đựng hoá chất chuyên dụng.
Mặc dù việc tìm kiếm một tủ thí nghiệm phù hợp cho không gian làm việc của bạn có thể gặp khó khăn, nhưng một trong những vật liệu được sử dụng rộng rãi và tốt nhất là thép. Thép có nhiều biến thể, bao gồm thép không gỉ, được sử dụng phổ biến để xây dựng tủ phòng thí nghiệm do độ bền và độ cứng của các thành phần thép. Thép cũng là một vật liệu lý tưởng cho các phòng thí nghiệm yêu cầu môi trường vô trùng hoặc vệ sinh.
Bạn cần đảm bảo rằng các tủ phòng thí nghiệm mà bạn xem xét có thể lưu trữ hóa chất an toàn một cách đáng tin cậy. Nếu cần, các khóa cũng có thể được sử dụng để tăng cường bảo vệ cho các chất.
An toàn trong phòng thí nghiệm với mối nguy vật lý
Cuối cùng, một mối nguy tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất phổ biến thường bị bỏ qua trong các phòng thí nghiệm.
Theo các báo cáo thì bong gân, căng cơ, trầy xước là các loại chấn thương phổ biến nhất. Mặc dù các chấn thương này tưởng trừng là nhỏ nhưng vẫn gây ảnh hưởng đến thời gian làm việc, hiệu suất của nhân viên.
Đồ nội thất hiện nay trong phòng thí nghiệm được thiết kế theo các nguyên lý công thái học, từ bàn làm việc đến ghế ngồi. Tuy nhiên, khi thường xuyên cúi, xoay vặn vẫn sẽ làm cho các nhân viên dễ bị dính chấn thương.